ads

Đức Phật A Di Đà là ai?

Chúng ta hay nghe mọi người chỉ gọi chung là Đức Phật nhưng không phải chỉ có một người. Và hôm nay sẽ là một bài viết nói về Đức Phật A Di Đà là một trong những vị Phật được các phật tử yêu mến và tôn kính. Câu nói “Nam mô A Di Đà Phật” là một trong những minh chứng. Mời quý bạn đọc hãy cùng Nhà Thờ Họ tìm hiểu về Người và ý nghĩa của câu niệm trên.

Phật A Di Đà là ai?

Phật A Di Đà là ai?

Phật A Di Đà

Theo như kinh sách Đại A Di Đà, thì từ thời xa xưa có một vua trong một vương quốc sau khi nghe lời chỉ giáo của một vị Phật liền bỏ đi ngôi vị của mình mà xuất gia theo Phật tu hành. Không những chỉ dừng ở đó ông còn nổi tiếng trong sử sách Phật Pháp đã ghi lại đó là 48 lời nguyện. Trong những lời nguyện đó thì có đại nguyện mang ý nghĩa sau khi ông tu tâm thành Phật, sẽ tìm ra một thế giới và biến nó thành một vương quốc của sự an tĩnh. Ông sẽ là người hướng dẫn cho những nhà tu hành và chúng sinh đến được nơi này. Sau nay ông đã thành công hoàn thành các lời nguyện của mình và trở thành Phật A Di Đà. Thế giới mà người mong muốn trong đại nguyện đã được gọi với cái tên là Tây phương cực lạc.

Tất cả các vị Phật khác thường có những phẩm chất gần như là giống nhau, bên cạnh đó thì vẫn có những điểm khác biệt. Phật A Di Đà thường được ví von là ánh sáng của chiều tà, rực rỡ, lan tỏa đi khắp nơi nhưng đó không phải ánh sáng thiêu đốt. Ở Đông Á thì lại liên kết đó là ánh sáng của trăng, thể hiện được vầng hào quang của Ngài như những đêm trăng rằm. Sự so sánh trên về Ngài ở trên cũng nói lên được bản sắc của người Đông Á, nó không làm mất đi sự uy nghiêm hay gây hiểu lầm. Mà điều này giúp cho hình ảnh của Người được lan tỏa hơn, không chỉ dừng lại ở âm thanh và lời nói của Ngài trong sử sách. Người đã cứu rỗi chúng sinh nên đối với cách xưng hô tên nên gọi là Ngài, hay nói đứng hơn tân nên cầu nguyện với Ngài với câu niệm “Nam mô A Di Đà Phật”. Đối với chúng sinh Đức A Di Đà vẫn là hình mẫu của sự mạnh mẽ khi đã mang lạnh sức mạnh của lời nguyện và giúp đỡ.

Đức Phật A Di Đà thường được thể hiện qua thủ ấn Mudra quan trọng của Phật Pháp, là để nói đến vòng luân hồi 500 kiếp Dhyana Mudra đến khi được giác ngộ. Ngoài ra cũng có những thủ ấn khác thể hiện như tư thế đứng với ý nghĩa của sự thủ thế khỏi hiểm nguy. Ngoài ra ở vài quốc gia cũng đã xây dựng tượng phật với lòng thành kính như tượng Phật A Di Đà ngồi ở Indonesia vào khoảng những năm 1863-1866. Hay là ở Nhật với tượng Phật khổng lồ được làm bằng Đồng tại tỉnh Kanagawa. Tại bảo tàng Quốc gia Tokyo còn có cả tượng Phật thời Kamakura ở những thế kỷ 12-13 được điêu khắc từ gỗ với chất liệu vàng lá và đặc biệt nhất có lẽ là đôi mắt pha lê.

 

Tượng Phật A Di Đà ở Nhật

Tượng Phật A Di Đà ở Nhật

Mặc dù những thông tin về Đức Phật chỉ có thể thông qua sử sách kinh thánh, người đời ngày nay cũng chưa thấy được gương mặt thật. Tất cả chỉ có thể tượng hình qua những bức tượng được điêu khắc tỉ mỉ với lòng thành kính, cầu khấn Người ban ơn lành. Điều đó cũng thể hiện lòng tin dành cho Ngài vẫn tiếp tục đến ngày nay. Những niềm tin đó được thể hiện qua những hành động lẫn cả việc thờ cúng. Ngoài vị Phật này mà còn cả 2 vị bồ tát Đại Thế Chí và đặc biệt đó là Quan Thế Âm, được gắn liền với Người không chỉ qua kinh sách mà có cả phim đã thể hiện qua. Hai bồ tát là người giúp đỡ loài người và luôn đi theo Đức Phật. Vì điều mang theo ý nghĩa linh thiêng và xuất thân là người phàm nên đôi lúc những bối cảnh đó làm cho chúng ta khó phân biệt. Nhưng đây vẫn là vị Phật được tôn thờ nhất Phật Pháp. Tên người luôn được hiểu là vầng hào quang của trí tuệ chiếu khắp thế giới. Đặc biệt phải lưu ý là Ngài xuất hiện trước Đức Thích Ca từ rất lâu trong quá khứ.

Vậy sẽ có những Tượng Phật của các vị khác làm sao ta có thể phân biệt được đâu là Phật A Di Đà? Đáp án sẽ là có thể phân biệt qua những đặc điểm như sau: Trên đầu của Ngài se có những cụm tóc xoắn lại trên đỉnh đầu, mắt thì nhìn xuống chúng sanh, miệng thì với nụ cười yêu thương và đặc biệt khoác trên người áo cà sa màu đỏ. Tượng Phật sẽ được khắc với những tư thế khác nhau như có thể là đứng hay ngồi, tay phải sẽ đưa sang ngang vai hoặc chỉ lên, tay trái thì đưa ngang bụng hoặc chỉ xuống dưới, hay ngón trỏ và ngón cái chạm nhau như hành động ngồi thiền.

Sơ lược lịch sử về Phật A Di Đà

Sơ lược lịch sử về Phật A Di Đà

 

Vô lượng thọ kinh là sách kinh đã nhắc đến Phật A Di Đà đầu tiên. Nhưng theo sách kinh đã ghi lại cũng như các bằng chứng khảo cổ cho thấy những ghi chép về Ngài vào khoảng thế kỷ I TCN. Cho nên từ đó cũng có những tranh cãi về niềm tin về nguồn gốc này có đúng hay sai.

Theo như giải thích về nguồn gốc của lòng tin dành cho Đức Phật ở bách khoa toàn thư của Việt Nam ta cho thấy được những câu chuyện truyền đực tịn về A Di Đà là một sản phẩm của một người học trò trong Phật Pháp của thế kỉ I TCN, và cũng có không có thông tin cơ sở nào khác chúng minh sự tồn tại hay nói về Ngài. Vậy có đúng là vị Phật A Di Đà chỉ là một sản phẩm do người khác viết? Điều này vẫn là ẩn số.

Nhưng những thông tin này cũng chỉ lập luận dựa trên những tìm hiểu qua bằng chứng khảo cổ học. Cũng đã có những học trò vẫn theo sử sách ghi chép cho rằng Đức Phật A Di Đà là người sớm nhất và đã có các văn bản liên quan được ghi chép lại và theo như ghi chép có lẽ là vào thế kỷ một trước công nguyên ở vùng nam Ấn Độ. Cuốn sổ ghi chép nhưng kinh thánh của Ngài đã được người ở muôn nơi dịch lại, điển hình là Trung Quốc. Bản dịch đầu tiên cũng là dịch sang tiếng Trung vào khoảng những năm 178 đến 189 của thế kỷ thứ 2.

Nguồn gốc giáo lý về Phật A Di Đà

Nguồn gốc giáo lý về Phật A Di Đà

Cõi Tây phương cực lạc

Như những gì ghi chép trong nguồn gốc lịch sử, cũng như những yếu tổ khác nên nguồn gốc về Đức Phật A Di Đà vẫn có những tranh cãi không chỉ bên trong mà lẫn bên ngoài. Cho nên việc xem xét về mặt giáo lý sẽ chỉ hướng theo những sử sách ghi về giáo lý quanh Người, chứ sẽ không xem xét về cả mặt nguồn gốc lịch sử để có những yếu tố khách quan hơn. Những nhà tu hành luôn cho rằng việc niệm Phật A Di Đà đây sẽ là cách nhanh nhất để ta sớm được giải thoát khỏi khổ đau và ai cũng có thể làm được điều đó. Còn theo như nguyên bản của giáo lý Phật Pháp thì cho rằng việc thiền định sẽ giúp ta, Phật sẽ không thể giúp đỡ ai, chỉ có ta mới là người nên tự giúp mình. Cũng như những Vị Phật khác chẳng hạn như Đức Phật Thích Ca cũng là người tự mình giải thoát bản thân tiến tới nơi gọi là Niết Bàn. Vì những ý nghĩa về Phật Pháp sẽ dễ đi vào những ý nghĩa gây hiểu lầm hay không hiểu rõ những hàm ý, dẫn đền đức tin sẽ dễ bị lung lay do có quá nhiều ý nghĩa trái ngược nhau.

Trong những câu Kinh, chính Phật Thích Ca (là vị Phật được nhắc nhiều trong thời gian sau này) đã giới thiệu và nói về Phật A Di Đà với lòng ca ngợi vô bờ bến trong Vô lượng thọ kinh. Theo lời dạy của Phật Thích Ca để được giải thoát hoàn toàn khỏi khổ đau thì có rất nhiều con được khác nhau để đạt được, không hẳn chỉ có con đường tu hành mới có thể thành một vị Phật. Tùy vào những hoàn cảnh của mỗi người sẽ có thể lựa chọn khác nhau để có thể trở thành Phật, dập tắt được ngọn lửa luân hồi.

Danh hiệu của A Di Đà là Pháp Tạng. Nhưng nghĩa của danh xưng A Di Đà lại có nghĩa sâu bên trong. Ngoài việc có thể phân biệt được những Vị Phật khác trong giáo lý Phật Pháp, mà còn có ý nghĩa nhắc ta hãy niệm kinh với thân phận yếu hèn của mình, dựa vào niềm tin của Phật để vượt qua mọi cám dỗ ở đời, vượt qua tội lỗi người phàm, khó khăn và yếu đuối của thân xác để có thể giữ vững tâm cho đến lúc qua đời. Chính Phật sẽ chờ đợi và đón bạn vào cõi Tây cực lạc mà người đã xây dựng cho những người giác ngộ.

Khác với ta sẽ nghĩ thì những người tin vào Tịnh độ (cõi thanh tịnh của Phật A Di Đà ở cực lạc) chiếm nhiều nhất ở các nước Đông Á. Còn đối với những học giả tri thức của Phật Pháp trên toàn thế giới thì lại có rằng chính họ sẽ tu hành thành công và chẳng cần một vị Phật nào giúp ta được, điều này lại có nhiều người tin vào hơn. Những nhà học giả đó có vẻ sẽ có những tìm hiểu về nguồn gốc về Phật giáo trong sử sách ghi theo một cách khoa học và có chứng kiến hơn.

Nam mô A Di Đà Phật có nghĩa gì trong giáo lý Phật giáo?

Nếu bạn không phải là người thuộc Phật giáo thì chắc bạn cũng nghe đến câu “ Nam mô A Di Đà Phật”. Vậy có những lúc bạn có thắc mắc tại sao lại có câu nói này, nó có ý nghĩa gì hay không? Thì ta nên biết rằng đây là câu niệm rất quen thuộc, được sử dụng rộng rãi, và được dùng là câu chào mỗi khi các vị Phật tử gặp nhau. Nhưng không phải lúc nào cũng sử dụng và bừa bãi để mất đi ý nghĩ linh thiêng bên trong.

 

Ý nghĩa “Nam mô A Di Đà Phật”

Ý nghĩa “Nam mô A Di Đà Phật”

“Nam mô” trong câu niệm cũng được định nghĩa là phụng thờ ngoài ra có nghĩa khác là quy mệnh và cũng còn những nghĩa khác nữa. “A Di Đà” thì ta cũng biết đây chính là tên gọi của Vị Phật sau khi được giác ngộ có từ xa xưa, được tôn thờ nhiều nhất trong Phật Pháp.Trong đó “A” có nghĩa là sức khỏe vô hạn, “Di” có nghĩa là trí tuệ vô song, “Đà” có nghĩa là trường thọ. Cuối cùng đó chính là “Phật” là Người có bao gồm những hàm ý của danh hiệu “A Di Đà”, là đấng mà muôn người hướng bản thân mình đến, đích đến giác ngộ. Như vậy theo hàm nghĩa nôm na lại thì câu niệm này có thể hiểu đó sự tôn kính dành cho Người cũng như những đấng đã giác ngộ, với mong ước bên thân sẽ được người phù trợ để được như Người.

Từ quá khứ đến hiện tại, Chúng sinh cũng được dạy bảo hãy niệm danh hiệu của Người để được xóa đi những tội nặng của mình. Theo kinh sách đã ghi chép, những ai tin và thành tâm niệm câu niệm “Nam mô A Di Đà Phật” sẽ được ngài đón tiếp linh hồn ta vào thế giới Tây phương cực lạc mà ta ao ước. Câu niệm này hiện nay vẫn được người đời dùng để tỏ ra thành kính dành cho vị Phật này, để cùng nhau hướng mình đến sự giác ngộ và sống đời sống giáo lý Người đã dạy.

Bạn đang cần tư vấn thiết kế nhà thờ họ hoặc những công trình thờ cúng tâm linh tại nhà có thể liên hệ với Acc Home theo số điện thoại 0977. 703. 776 hoặc hòm thư điện tử thietkenhathohodep@gmail.com các kiến trúc sư của chúng tôi sẽ tư vấn giúp bạn có được không gian chuẩn tâm linh nhất.

Coi nguyên bài viết ở :
Đức Phật A Di Đà là ai?



source https://thietkenhathoho.com/phat-a-di-da/

About nhà thờ

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.

0 nhận xét :

Đăng nhận xét