Bên cạnh vi Đức Phật tối cao là Thích Ca Mâu Ni (hay người Việt Nam còn thường gọi là Phật tổ Như Lai) còn có hai người được xem là cao đồ của ngài luôn theo làm thị giả. Đó là hai vị bồ tát đức Văn Phù Sư Lợi và Đại Hạnh Phổ Hiền. Với bài viết này, Hãy cùng thietkenhathoho.com đi tìm hiểu về vị bồ tát Phổ Hiền và phân biệt sự khác nhau giữa hai vị thị giả của Đức Phật.
Phổ Hiền bồ tát là ai?
Phổ Hiền bồ tát là một trong Tứ đại bồ tát của Phật giáo Đại Thừa
Phổ Hiền được tôn xưng là vị bồ tát nằm trong tứ đại bồ tát luôn phò tá và trợ giúp Phật tổ phổ độ chúng sanh. Bên cạnh Quán Thế Âm bồ tát nổi tiếng kể cả với những người không theo đạo Phật, tứ đại bồ tát còn có ba vị bồ tát khác là Văn Thù, Địa Tạng và Phổ Hiền. Trong đó, Văn Phù bồ tát và Phổ Hiền bồ tát là hai vị thị giả luôn song hành cùng Phật tổ nên thường có rất nhiều người bị nhầm lẫn. Ngài là người hộ vệ của tất cả những người tuyên giảng đạo pháp. Phổ Hiền bồ tát đại diện cho sự “Bình đẳng tính trí”, tức trí huệ thấu hiểu cái nhất thể của sự đồng nhất và khác biệt. Vì thế ngài là vị bồ tát đại biểu cho lý, định, hạnh, có nghĩa là ngài cũng là người nắm giữ lý đức, định đức và hạnh đức của các chư Phật. Ngài dạy rằng nếu chúng sinh nào nghe danh hiệu ngài; thấy và chạm đến thân ngài; hay nằm mộng thấy ngài; hoặc tưởng niệm đến ngài trong một ngày đêm hay nhiều hơn thì không còn thối chuyển. Chúng sinh nào nghe thấy thân ngài thanh tịnh thì tất được sinh trong thân thanh tịnh. Hằng năm, các tín đồ Phật giáo tại Việt Nam đều cử hành lễ vía ngài đản sanh vào ngày hai mươi mốt tháng hai âm lịch và lễ vía ngài thành đạo vào ngày hai mươi ba tháng tư âm lịch.
Sự tích về Phổ Hiền bồ tát
Phổ Hiền bồ tát là người con thứ tư của vua Vô Tránh Niệm tại cõi San đề lam
Trước khi bước vào cửa Phật, Phổ Hiền bồ tát là thái tử Năng đà nô của cõi San đề lam, cũng là đứa con thứ tư của vua Vô Tránh Niệm. Khi lớn lên, ngài được vua cha khuyên bảo hay đi phát tâm cúng dường Phật Bảo Tạng và chúng sanh trong 3 tháng. Thấy lòng thành tâm của thái tử, quan đại thần Bảo Hải (một người tinh thông tinh văn) liền khuyên rằng: “Nay Điện Hạ có lòng làm được việc công đức rất tốt như thế, xin hãy hồi hướng về đạo Vô Thượng Bồ Đề mà cầu được thành Phật, hơn là cầu sự phước báu hữu lậu nơi cõi Nhơn, Thiên, vì cõi ấy còn ở trong vòng sinh tử”.
Sau khi nghe được lời của vị quan đó, đức Phổ Hiền lúc bấy giờ còn là thái tử liền lập tức bạch với Phật Bảo Tạng (con trai của vị quan đại thần BẢo Hải): “Bạch Đức Thế Tôn! Nay tôi có món công đức cúng dường Ngài và đại chúng trong 3 tháng, xin hồi hướng về đạo Vô Thượng Chánh Giác, nguyện phát tâm Bồ Đề, tu hạnh Bồ Tát mà giáo hóa mọi loài chúng sanh được thành Phật đạo; và nguyện được cõi Phật rất thanh tịnh trang nghiêm, bao nhiêu những sự tốt đẹp và sự giáo hóa chúng sanh đều y như thế giới của Đức Phổ Hiền Như Lai vậy”.
Nghe được lời phát nguyện thành tâm của thái tử, Phật Bảo Tạng liền liền thọ ký rằng: “Hay thay! Hay thay! Ngươi phát thệ nguyện rộng lớn, muốn độ hết thảy chúng sanh đều thành Phật đạo. Trong khi tu Bồ Tát đạo, dùng trí kim cang mà phá nát các núi phiền não của mọi loài chúng sanh, vì vậy nên ta đặt hiệu ngươi là Kim Cang Trí Huệ Quang Minh Công Đức, trãi hằng sa kiếp làm nhiều công việc Phật sự rất lớn, rồi đến thế giới Bất Huyền ở phương Đông mà thành Phật, hiệu là Phổ Hiền Như Lai, chừng đó những sự tốt đẹp trang nghiêm của ngươi đã cầu nguyện thảy đều như ý”.
Ngay sau khi, Phật Bảo Tạng Như Lai thọ ký, bỗng nhiên ở giữa không trung có nhiều vị Thiên Tử từ các cõi Trời mang rất nhiều các loại bông thơm lạ mắt đến cúng, bày tỏ sự đồng thinh khen ngợi đối với thái tử Năng đà nô
Tiếp nhận sự khen ngợi của chư vị Thiên tử và đức Phật, thái tử liền thưa: “Bạch Đức Thế Tôn! Nếu những sự ao ước của tôi ngày sau quả nhiên được như lời Ngài thọ ký, nay tôi kính lễ Ngài và Chư Phật mà xin làm sao hằng sa thế giới có đủ món hương rất tốt, rất thơm, mùi bay khắp trong các cõi; và mọi chúng sanh, hoặc ở trong địa ngục, ngạ quỷ cùng súc sanh, cho đến các người ở cõi Thiên Thượng nhân gian đương mắc phải nghiệp báo gì, nếu ngửi được món hương thơm ấy, tức thì đều được thoát khổ và lại hưởng sự an vui”.
Khi thái tử thành tâm thưa với đức Phật Bảo Tạng và cúi đầu làm lễ, lòng đầy vui mừng mà ngồi xuống nghe ngài thuyết phát. Thì một lần nữa hương thơm nức từ các cõi mười phương lại bay đến, tỏa ra những từng luồng khí dịu mát làm mọi loại chúng sanh đều được hưởng ân từ thái tử. Ai ai cũng cảm thấy lòng dạ hớn hở, các phiền não đều tiêu trừ hết thảy.
Nhờ công đức đó, thái tử Năng đà nô liền ngộ đạo. Từ bấy giờ tiến vào luân chuyển các kiếp đời và cõi khác nhau bằng thân sinh ra từ mạng chung, ngài lúc nào cũng nhớ lời thệ nguyện mà chăm làm Phật sự và hóa độ chúng sanh. Ngài cầu mong sao cho mau chóng viên mãn những gì mình đã ao ước, phát nguyện. Chính vì có lòng tu hành như vậy, thái tử nay đã thành Phật ở cõi Bất Huyền và luôn hóa thân vô số ở trong các thế giới mà giáo hóa chúng sanh.
Lý giải các ý nghĩa liên quan đến Phổ Hiền bồ tát
Phổ Hiền bồ tát đại biểu cho “Bình đẳng tính trí”
Phổ Hiền Bồ Tát là vị đức Phật dẫn lối cho chúng sanh nhận ra chân lý, tránh xa những ảo vọng vô lý, vô minh. Hướng con người đến cảm xúc chân thật của cuộc đời, không sa ngã vào những điều vô thực, biết nhìn thẳng vào sự thật và chấp nhận nó.
Ý nghĩa tên gọi
Phổ Hiền có dịch âm là Tam mạn đà Bạt đà la hoặc cũng có thể đọc là Tam mạn đà Bạt đà. Trong đó, Phổ có nghĩa là phổ biến hay rộng khắp, Hiền có nghĩa là Đẳng Giác Bồ tát. Vì thế, Phổ Hiền có nghĩa là vị Bồ Tát Đẳng Giác sở hữu năng lực hiện thân trên khắp mười phương pháp giới. Tìm đến những mong cầu của chúng sanh trên mọi cõi để hóa độ.
Ý nghĩa biểu tượng và pháp khí
Ban đầu ngài là thân nam tử, những sau khi đi qua nhiều kiếp để phổ độ chúng sanh với nhiều thân phận, nay đức Phổ Hiền không phân biệt nam nữ nữa. Phổ Hiền bồ tát thường xuất hiện với vương miện lấp lánh và trang phục gắn rất nhiều châu báu. Ngài cưỡi voi trắng có 6 ngà tượng trưng cho chiến thắng 5 giác quan của con người bao gồm: vị giác, thính giác, xúc giác, thị giác, khứu giác và ý niệm. Biểu tượng của Bồ tát Phổ Hiền là ngọc như ý, hoa sen, có đôi khi là trang sách ghi thần chú của ngài.
Pháp khí của Phổ Hiền bồ tát là viên ngọc ngài thường cầm trên tay trái. Trong một số hình ảnh thì có thể ngài sẽ cầm hoa sen bằng tay phải và trong hoa sen là viên bảo ngọc đó. Đôi khi, một trong hai bàn tay của ngài sẽ bắt ấn giáo hóa, có nghĩa là ngón cái và ngón trỏ chạm nhau thành hình tam giác.
Thập đại hạnh nguyện của Phổ Hiền bồ tát
Mười thập đại hạnh nguyện của Phổ Hiền bồ tát
Nếu như Đức Văn Thù Sư Lợi đại diện cho ý thức lý trí và sự hiểu biết cao thâm và thì Đại Hạnh Phổ Hiền bồ tát đại diện cho tấm lòng từ bi và những chân lý cuộc đời. Dựa vào “Phổ Hiền Bồ Tát Hạnh Nguyện Phẩm” thì mười đại nguyện của Ngài gồm có:
- Lễ Kính Chư Phật
- Xưng Tán Như Lai
- Quảng Tu Cúng Dường
- Sám Hối Nghiệp Chướng
- Tùy Hỷ Công Đức
- Thỉnh Chuyển Pháp Luân
- Thỉnh Phật Trụ Thế
- Thường Tùy Phật Học
- Hằng Thuận Chúng Sanh
- Phổ Giai Hồi Hướng
Phân biệt đức Phổ Hiền và Văn Thù Bồ tát
Bồ tát Văn Thù cưỡi sư tử xanh ở bên trái và Bồ tát Phổ Hiền cưỡi voi trắng ở bên phải.
Vì Phổ Hiền bồ tát và Văn Thù bồ tát luôn là hai vị thị giả xuất hiện và thường được thờ chung với Phật tổ Như Lai, vây nên có rất nhiều người nhầm lẫn giữa hai vị bồ tát này. Tuy vậy, cả hai vị đều giữ một vai trò khác nhau trong Phật giáo Đại Thừa, và họ cũng có những điểm khác nhau kể từ ngoại hình cho đến ý nghĩa khi thờ cúng.
Vai trò khác nhau của hai vị bồ tát
Cả hai vị bồ tát đều mang những vai trò khác nhau, bù đắp cho nhau tượng trưng cho cách hành xử và lý luận của Phật gia. Chính vì thế mỗi vị bồ tát đều thường xuất hiện hai bên trái phải của Phật tổ Như Lai. Như đã nhắc đến rất nhiều lần trước đó, Phổ Hiền bồ tát tượng trưng cho chân lý và sự từ bi, còn Văn Thù bồ tát tượng trưng cho trí tuệ. Phổ Hiền tượng trưng cho hạnh, còn Văn Thù tượng trưng cho giải. Điều này biểu tượng cho việc đức Phật luôn dùng lý trí để thâm đạt chân lý, đồng thời dùng lòng từ bi cùng với trí tuệ thông thái của mình để nhìn thấu chân lý thế gian.
Khác nhau về hình tướng
Khác với Phổ Hiền bồ tát được người đời miêu tả luôn khoác trên mình trang phục lộng lẫy cùng châu báu thì Văn Thù là một vị bồ tát có dáng dấp trẻ trung. Khi xuất hiện, ngài luôn trong tư thế ngồi kiết già trên chiếc bồ đoàn bằng hoa sen. Biểu tượng của ngài là lưỡi gươm bốc lửa được dương cao lên khỏi đầu bằng tay phải. Điều này mang ý nghĩa rằng lưỡi gươm vàng này sẽ chặt đứt tất cả những xiềng xích trói buộc của vô minh phiền não. Những thứ luôn khiến con người lâm vào những khổ đau và bất hạnh bất tận khi luân hồi. Giúp chúng sanh tiếp nhận trí tuệ viên mãn.
Còn tay trái của đức Văn Thù Sư Lợi cầm giữ cuốn sách kinh Bát Nhã. Cuốn kinh này luôn được ngài nâng niu cẩn thận và hướng nó vào tim. Điều này tượng trưng cho sự giác ngộ thực sự từ tâm. Đôi khi trong một số hình ảnh khác, tay trái của ngài có thể cầm hoa sen xanh biểu thị cho sự sạch sẽ tinh khiết, trí tuệ luôn minh mẫn và sáng tỏ.
Chiếc giáp nhẫn nhục mà Văn Thù bồ tát luôn mang trên người là thứ vô cùng quan trọng bảo vệ ngài khỏi những công kích thị phi của cuộc đời. Nó là chiếc giáp che chở cho tấm lòng từ bi của ngài để những hận thù không bao giờ xâm phạm được. Ngài không bao giờ rời chiếc giáp này bởi nếu thiếu nó thì tâm bồ đề của đức Phật sẽ khó để soi sáng chúng sanh.
Sư tử xanh là linh vật cưỡi của ngài, nó biểu trưng cho sự mạnh mẽ và quyền lực của trí tuệ dung thông. Giống như sư tử là chúa sơn lâm, trí tuệ có năng lực thống trị giống như khả năng của sư tử. Nhưng không có nghĩa là ngài sẽ lạm dụng nó vì điều xấu, mà ngài cũng như Đức Phật Thích Ca Mâu Ni sẽ dùng trí tuệ thông thái của mình cũng với tâm bồ đề chặt đứt mọi tham vọng mơ tưởng, lý trí để tránh xa vô minh, lạc lối.
Hy vọng với những thôn tin bài viết cung cấp quý độc giả đã hiểu hơn về Đức Phật Phổ Hiền Bồ Tát. Nếu quý bạn đang cần tư vấn thiết kế nhà thờ họ các công trình kiến trúc tâm linh có thể liên hệ với Acc Home các kiến trúc sư của chúng tôi sẽ giúp bạn có những không gian thờ tự hoàn hảo nhất.
Xem nguyên bài viết tại :
Đức phật Phổ Hiền bồ tát là ai?
source https://thietkenhathoho.com/pho-hien-bo-tat-la-ai/
0 nhận xét :
Đăng nhận xét