ads

Tứ diệu đế là gì?

Nếu bạn được lớn lên trong gia đình Phật giáo thì chắc chắn bạn phải biết đến Tứ diệu đế, đây chính là cốt lõi của giáo lý. Trong vòng 49 năm trời, Đức Phật đã giảng dạy rằng Tứ thánh đế cho đến khi thêm định nghĩa Niết Bàn nhưng ngọn lửa đi đầu này vẫn được nhắc nhở phải giữ lấy để giải thoát bản thân khỏi vòng luân hồi.

Nếu chỉ vài dòng vắn tắt không thể nói hết được hàm ý bên trong. Vậy thế nào là tứ diệu đế, có ý nghĩa gì?  Mọi người hãy cùng thietkenhathoho.com thông qua bài viết này tìm hiểu thêm để hiểu lời Đức Phật.

Định nghĩa về tứ diệu đế

Định nghĩa về tứ diệu đế

Tứ diệu đế là gì?

Nếu nói đến Niết bàn là đích đến cuối cùng của nhà tu hành thì Tứ diệu đế lại liên quan đến sức sống của những lời dạy Đức Phật để lại. Đây được coi là tủy sống của giáo lý Phật Pháp, tất cả những điều giảng dạy đến này đều phải dựa vào để mở rộng được tư tưởng để truyền dạy cho thế hệ sau này.

Nếu diễn giải theo nghĩa của tứ diệu đế sẽ là 4 chân lý diệu kỳ. Không chỉ gọi bằng cái tên đó, người ta còn thường gọi là “Tứ thánh đế” và ngoài ra còn gọi với cái tên ngắn gọn là “Tứ đế”. Bốn điều chân lý đó chính là những sự thật trong lúc giác ngộ bản thân Đức Phật đã tự mình tìm ra được, từ đó ông giảng dạy cho học trò của mình.

Vì khái niệm này dựa trên cuộc đời đi tìm sự giác ngộ của Ngài, quá trình đó rất gian nan không được như ngày nay. Đó là sự quyết tâm sâu sắc của ông qua xuyêt suốt 6 năm học hỏi và tận 5 năm để tu hành đạt được ngưỡng tu hành. Những bài học đúc kết đó là sự tu luyện bản thân gian khó, nhưng nó lại là bài thuốc hiệu nghiệm đã giải quyết được những điều mà loài người ta luôn gặp phải trong thực tế. Đó như là bảo tàng của Phật Pháp, là món quà vô giá dành cho xã hội bây giờ và cho đến ngàn năm này, vì vậy ai cũng tôn kính ông đến nay.

Những định nghĩa về tứ diệu đế

Những định nghĩa về tứ diệu đế

 

Những định nghĩa về Phật giáo luôn luôn phải tự bản thân tìm hiểu chứ không thể giải nghĩa cách ngắn gọn xúc tích, đó là một quá trình rất dài. Bởi vậy chính Đức Phật đã nói: “Nếu ta còn không hiểu được tứ diệu đế thì chẳng có cách nào ta có thể giải thoát khỏi vòng sinh tử bao quanh luân hồi, không hiểu được tứ đế thì chẳng thể nào tìm được con đường đúng đắn thoát khỏi sự khổ tâm, cái nghiệp của ngọn lửa đó”. Bởi vì như thế để đạt được chân đường Niết Bàn phải đi tìm xương sống của Phật là Tứ thánh đế rồi mới dần dần đạt được điều ta hướng đến.

Tứ đế nói là sự thật, là chân lý của cuộc sống khổ đau nơi trần thế của con người. Dạy ta biết đâu là nguyên nhân, làm sao để chấm dứt chuỗi đau khổ và các phương pháp chỉ dạy thực tiễn để ta dập đi tất cả đau khổ. Những bài giảng dạy giáo lý này không chỉ có lý thuyết khô khan mà còn có những bài thực hành thực tế để ta vừa nghe và hành động được. Cách mà Ngài thuyết giảng về tứ diệu đế vô cùng tinh tế và kỹ càng. Người chỉ cho ta biết được cuộc sống trên cõi trần này đau khổ đến mức nào. Những chân lý đó là những điều đang diễn ra trong cuộc sống thực tại vô cùng rõ ràng nhưng chỉ là ta chưa nhìn thấy, đó là những điều dễ hiểu vì ta đã trải qua. Đức Phật cũng đã nói những sự thật đó không phải khiến ta trở nên bi thương, tiêu cực hay bế tắc như ta vẫn đang suy nghĩ về cuộc sống của chính mình. Nhưng chính Ngài đã bước đi trên con đường đó và đã giảng dạy về những khổ đau đó và chính Ngài là mẫu gương đã giác ngộ, đạt được ngưỡng hạnh phúc, cái đích đến của tu hành. Đó là niềm vui, lạc quan và tích cực, đây cũng chính là ý nghĩa sâu bên trong mà Đức Phật muốn dạy ta thông qua tứ diệu đế.

Tại sao lại có tứ diệu đế?

Tứ diệu đế như đã được biết đến là sự đúc kết khi tiến đến sự giác ngộ của Người. Sau khi Đức Phật ngày đêm tịnh tâm, thiền dưới cội bồ đề thì ông đã chia sẻ với anh em nhà Kiều Trần Như về những đúc kết mà ông đã thành công giác ngộ được. Trong lúc đó ông cũng đã giảng dạy về Tứ thánh đế. Từ đó trở thành chân gốc của giáo lý Phật giáo. Những chân lý của thế gian này được ông tỏ bày rất chi tiết, khi tâm an tịnh thì sẽ dập tắt được ngọn lửa luân hồi đầy đau khổ, bi thương. Đó là điều muốn được giác ngộ thì đây là cách thức cốt lõi để phát triển đi tìm những điều sâu thẳm bên trong mỗi người.

Với lòng yêu thương, từ bi và muốn đưa đem những gì mình đã đạt được đem đi giảng dạy muôn nơi. Bởi vì Ngài không muốn chỉ có mình, mà ai ai cũng có thể giải thoát bằng chính bản thân mình. Ta chỉ có thể giúp đỡ nhưng sẽ không có quyền phán xét, lựa chọn cuộc đời của họ, nên Đức Phật cũng muốn mình là người hướng dẫn để sự giác ngộ trong tâm sớm tỉnh thức. Nhờ sự giúp đỡ 5 anh em nên chính họ cũng đã cố gắng và đã giải thoát được bản thân. Từ đó mà Tăng đoàn đã được mở ra đi giảng dạy muôn nơi, từ đời này sang đời khác chỉ giáo nhau mà phát triển rộng lớn đến tận nay. Cuối cùng nhờ có Đức Phật giác ngộ, truyền dạy mà Phật giáo đi muôn nơi mang lại sự hạnh phúc của sự thật cho loài người.

Ý nghĩa của tứ diệu đế?

Ý nghĩa của tứ diệu đế?

Ý nghĩa Tứ Thánh Đế

Như khái niệm đã nói tứ diệu đế là cốt lõi của giáo lý truyền dạy của Đức Phật, nguyên nhân để có được cuốn sách mở này đó chính là hạnh phúc. Chính Ngài đã trải qua tất cả như chúng ta hiện nay nhưng chính nhờ sự chuyên tâm tu luyện, thiền định mà tâm của Người đã được giác ngộ. Khổ đau là điều ai cũng muốn tránh, không muốn mình vùi dập trong sự tiêu cực của bản thân. Nhưng nó lại là nghiệp báo luân hồi mà ta phải mang và chỉ có hạnh phúc của giác ngộ mới giải thoát ta. Nguyện vọng duy nhất của bao nhiêu người gần ngay trước mắt nhưng chẳng thể chạm được. Tứ thánh đế được sinh ra là để nhân gian hiểu rõ được khổ, nguyên nhân tại sao, nó có chấm dứt không, và con đường chông gai ta phải đi để bản thân được chấm dứt. Tứ đế như là liều thuốc thúc đẩy ta ngày càng nỗ lực để đạt điều mà ta hằng muốn.

Đúng là hạnh phúc là điều Tứ thánh đế mang lại cho ta khi ta nỗ lực toàn tâm, nhưng ta phải biết rằng chính ta phải là người đi tìm điều chân lý đó. Đó chính là liều thuốc quý báu này đem lại. Đây chỉ là nền tảng vững chắc cho bạn tiến bước lên thêm, bạn phải xây cho thật vững chắc vì phía trước con đường đó còn xa và đầy chông gai.

Vậy tứ chân lý của tứ diệu đế là gì? Chúng ta hãy tìm hiểu để biết được tại sao đây lại là liều thuốc bổ.

Chân lý về khổ

Còn hay được gọi là khổ đế. Nói về đau khổ của trần gian thì theo Phật Pháp thường chia thành 3 loại đau khổ đó là tuổi già, bệnh tật và cái chết. Đây cũng là 3 cảnh tượng mà Đức Phật thấy đầu tiên trong cuộc hành trình của Người.Nhưng theo Ngài thì khổ đau chưa thể nào dừng ở đó mà còn phải được đào sâu hơn nữa. Bởi vì chúng ta đều biết, cuộc đời mỗi người đều rất nhiều màu, không chỉ có màu hồng mà còn màu cam của cam chịu, màu trắng của sự trong sạch, màu đen của u tối, …Cuộc sống của mỗi người thường sẽ không được hoàn hảo hoàn toàn được vẫn còn những mặt tối bên trong và chẳng thể nào đi đúng đường như ta mong muốn.

Con người từ khi được bước chân vào cõi trần này đã phải bị những ham muốn, dục vọng bao quanh ta. Nhưng ta sẽ luôn biết rằng bản thân mình khi đã thỏa mãn những dục vọng đó ta lại muốn hơn, và đó chỉ mang tính tạm thời. Niềm vui mà ta có trong cuộc sống mà ta có không thể giúp ta cười mãi trong 24 giờ rồi nó cũng sẽ tan. Chúng ta rồi sẽ trở nên ủ rũ, buồn bã vì cuộc sống ta mong ước luôn là màu hồng nhưng chẳng ai có thể hành động theo ý ta muốn, ta sẽ thấy rằng cuộc sống này chẳng dành cho mình.

Ngay cả khi chẳng cần chúng ta bệnh tật, gặp muộn phiền trong cuộc sống mà đó chỉ là những điều đơn giản như ta không đạt được những điều mình mong muốn. Những điều mình lên kế hoạch cho cuộc sống mình không hoàn thành. Rồi dần dần chồng chất những điều ta không hài lòng trở thành điều buồn phiền nơi thâm tâm. Bởi vậy, ta phải hiểu rằng cuộc sống này chỉ là vô thường. Chính Đức Phật cũng đã dạy rằng trước khi ta nghĩ và tìm hiểu đến sự tồn tại cũng như cái chết thì ta phải hiểu chính bản thân mình trước.

Nếu bạn khi đọc bài viết này cảm thấy cuộc sống mình đang có chút bi quan hay tiêu cực. Thì bạn hãy xem đây là điều may mắn của bạn rằng chính Đức Phật đã nói đừng nên kết thúc bằng sự đau khổ. Thay vào đó bạn hãy tìm cách nói ra hết, hãy tìm những cách mình có thể làm cùng và làm như nào để kết thúc của sự hạnh phúc cùng với Ngài.

Chân lý về nguyên nhân khổ

Rắn đại diện cho sự thù hận

 

Rắn đại diện cho sự thù hận

Chắc hẳn bạn đã nghe câu nói: “Thất bại là mẹ thành công”. Đúng vậy ai mà chẳng gặp những thất bại mà ta chẳng hề mong muốn điều đó xảy ra. Những điều rắc rối sẽ luôn xảy ra với rất nhiều những lý do như bệnh tật, công việc không được suôn sẻ, tình yêu không được may mắn,… Nhưng mà theo giáo lý của Phật Pháp thì tập đế nó còn sâu xa hơn với những điều chúng ta suy nghĩ về những thất bại của mình trên con đường thành công.

Nguồn gốc của khổ đó chính là dục vọng của con người. Và đã được Ngài tìm ra, đó là 3 gốc rễ của sự ác và được diễn giải dễ hiểu như sau: 

  • Lòng tham, lòng thèm muốn đại diện là con gà trống.
  • Sự ngu muội, mơ tưởng đại diện là con heo.
  • Sự ganh ghét, sân si, thù hận đại diện là con rắn.

Hạnh phúc là thứ rất nhiều người đi tìm kiếm ở thế giới hiện tại. Họ cứ tìm cứ tìm rồi lại thấy vọng. Bởi vì sự thành công đối với họ như vậy vẫn chưa đủ, chúng ta vẫn cứ tiếp tục và không bao giờ hài lòng. Sự khao khát của bản thân đi tìm thứ ta nghĩ đã là hạnh phúc nên dừng lại. Con đường đúng đắn, mang lại cảm giác an toàn cho ta nhất đó là chính bản thân. Thứ gắn bó với ta đó chính là cơ thế, lý tưởng, quan điểm về tất cả đó chính là ta. Nhúng vinh hoa, phú quý đời này chỉ qua là “cái tôi” ta muốn tự đạt được, ta tự đặt mục tiêu cho chính mình. Mọi áp lực trong cuộc sống chỉ ta hiểu ta và chính ta muốn mình phá bỏ hay tiếp tục khổ đau là lựa chọn của chính mình chọn.

Nếu bạn không thành công, chẳng vẻ vang gì, những gì ta xây dựng bị phá tan, bị từ bỏ,... tất cả sẽ khiến bạn thất vọng, chán nản, hết sức sống rồi dần dần những tiêu cực tích góp lại có phải sẽ có những hành động tiêu cực đi không? Lúc đó ta đã đi vào con đường u tối và những điều tồi tệ sẽ xảy ra, tâm hồn ta chỉ còn thù hận của cuộc sống.

Từ đó ta cũng sẽ hiểu rằng sự vô thường lại có mối quan hệ chặt chẽ với luật nhân quả.

Chân lý về khả năng chấm dứt khổ.

Muốn dập đi ngọn lửa nghiệp của sự dục vọng, đau khổ thì ta phải giải thoát bản thân khỏi chấp niệm. Sự thật thứ 3 của Tứ thánh đế sẽ nói ta biết khả năng ta sẽ chấm dứt được sẽ như nào. Như lời mà Phật dạy về Tứ đế sẽ có lúc ta sẽ nghe như người bác sĩ đang chuẩn đoán bệnh, kê đơn thuốc cho ta. Đầu tiên Ngài cho ta biết bệnh tình ta là gì, thứ hai tại sao ta lại mắc căn bệnh đó và ở chân lý thứ 3 người sẽ nói cho ta biết niềm tin cho việc chữa trị sẽ thành công như nào.

Niềm tin đó người luôn dạy ta rằng dù có mắc căn bệnh nan y quái ác ta cũng phải thật siêng năng bằng cách đừng suy nghĩ về tham vọng nữa. Hãy siêng năng tập luyện bản thân, bồi bổ những điều hạnh phúc bằng cách ta hãy giác ngộ khỏi vòng luân hồi. Vì khi ta chạm được đó sẽ là ngưỡng Niết Bàn.

Hãy dập tắt ngọn lửa tham vọng, ảo tưởng, dục vọng ở đời. Vì ta tắt được ngón nên luân hồi ta sẽ không phải khổ đau nữa. Chính Niết Bàn là sự lý tưởng, cách duy nhất để điều trị căn bệnh ta. Những niềm vui sâu trong ta sẽ được mở ra, những điều đau buồn ở cõi trần này sẽ chẳng còn khi ta từ bỏ nó. 

Chân lý về con đường giải thoát khổ

Chân lý về con đường giải thoát khổ

Tứ đế là liều thuốc hữu hiệu

Chúng ta đã được tia hy vọng sẽ được chữa trị thì đây là toa thuốc chữa trị cho bạn. Chân lý đạo đế là chân lý hoàn hảo để giải thoát. Và toa thuốc này sẽ được gọi với cái tên đó là Bát Chánh đạo. Ngoài việc được gọi như vậy còn có cái tên khác là Trung Đạo. Đó là do Ngài đã tìm ra lúc giác ngộ, nó giúp ta tránh được sự dục vọng của khổ đau. Bát có nghĩa là tám ý chỉ tám giai đoạn ta phải làm theo nhưng không cần làm theo một trình tự, vì nó chởi tương trợ lẫn nhau. Ta vẫn có thể tóm gọn lại thành 3 nhóm đó là Trí tuệ (trí thông minh, hiểu biết, sự thật), hành vi đạo đức (hành động, lời nói , cử chỉ) và cuối cùng đó là Thiền định (tập trung, đúng cách). 

Đạo đế dạy ta biết đâu là điều thiện đâu là điều ác khiến ta sáng tỏ được đôi mắt người phàm của ta. Nhân thức được cuộc sống này vô thường. Tránh bản thân khỏi những suy nghĩ của du vọng, những hành động như: giết người, hãm hại, đánh người,... Giữ cho ngôn từ ta nói ra đều là sự thiện, ta sẽ không còn như thù hận thì sẽ làm những điều bác ái, yêu thương con người. Vì Phật giáo cũng như những tôn giáo khác đều dạy con người ta rằng hãy yêu thương nhau. Bát Chánh đạo là kim chỉ nam để giác ngộ, giống như chiếc bè khi đã đến được bên kia bờ sông sẽ không cần bè để quay trở lại.

Nhờ Đức Phật mà ta đã có một nền tảng vững chắc đó là Tứ đế. Nơi mà con người sẽ học hỏi được rất nhiều để có thể vững tâm bước qua con đường phía trước ta sẽ không bao giờ quay đầu lại đó là chấm dứt vòng luân hồi. Đây cũng sẽ sự thúc đẩy để ta vững tâm tiến lên để tìm thấy nơi mà ta thật sự thuộc về. Đây quả là một bài thuốc trị bệnh hiệu quả cho những tâm hồn đang đau khổ cuộc sống ở đời này.

Mỗi một định nghĩa, bài học giáo lý đều được giải thích một cách cụ thể để hiểu hết được hàm ý bên trong. Vì tất cả những điều đó là chân lý, lý do mà ta phải tìm chân lý, khả năng ta có thể thay đổi và cuối cùng đó chính là cách ta nên sống theo để đạt được Niết Bàn. Những học trò của Người và cả người tu hành đều phải hướng bản thân mình theo như tứ diệu đế. Vì đây chính là cột sống của giáo lý mà Đức Phật đã đúc kết lại. Hãy nghe và tin Người vì chính người sẽ hướng ta đến cuộc sống bình an và hạnh phúc đích thực mãi bền vững mà ta cứ mãi tìm.

Hy vọng bài viết đã cung cấp nhiều thông tin bổ ích cho quý độc giả. Nếu bạn cần thiết kế nhà thờ họ hoặc những công trình thờ tự, kiến trúc tâm linh có thể liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 0977. 703. 776 hoặc hòm thư điện tử thietkenhathohodep@gmail.com các kiến trúc sư của chúng tôi sẽ trực tiếp tư vấn giúp bạn sở hữu những không gian chuẩn tâm linh nhất.

Coi nguyên bài viết ở :
Tứ diệu đế là gì?



source https://thietkenhathoho.com/tu-dieu-de-la-gi/

About nhà thờ

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.

0 nhận xét :

Đăng nhận xét