ads

Thiết kế phòng thờ nhà ống

Mỗi nhà của một người Việt ta đều sẽ có bàn thờ trong nhà dùng để thờ kính những người đã khuất hay trang trọng hơn là thờ thêm thần linh nếu gia đình đó theo tôn giáo. vì thế bàn thờ trong nhà đã trở thành một văn hóa không thể thiếu trong con người Việt Nam ta. Dưới đây bài viết của thietkenhathoho.com sẽ giúp bạn lựa chọn thiết kế phòng thờ phù hợp với nhà ống.

Đặc điểm của phòng thờ nhà ống

Phòng thờ nhà ống thường sẽ đặt ở vị trí cao nhất trong nhà. Bởi phòng thờ là nơi linh thiên nên chọn những nơi yên tĩnh, thanh tịnh thể hiện lòng thành kính của gia chủ đối với bậc ông cha, tổ tiên ta. Tuy nhiên phòng thờ sẽ có nhiều đặc điểm khác biệt hơn những căn phòng chức năng khác.

Những lưu ý khi bố trí phòng thờ

Những lưu ý khi bố trí phòng thờ

 

Những lưu ý dưới đây sẽ giúp bạn tránh phạm phong thủy khi thiết kế phòng thờ trong nhà.

Không nên bố trí bàn thờ gần phòng vệ sinh và bếp

Trong phong thủy rất kỵ phòng thờ đặt ở gần nhà vệ sinh và bếp bởi vì nhà bếp và nhà vệ sinh là nơi chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh nhất trong nhà. Nếu đặt phòng thờ ở gần các vị trí này sẽ dễ lên nấm mốc, không khí trong phòng dễ bị ẩm và lên mùi. Bên cạnh đó, luồng sinh khí sẽ bị ảnh hưởng xấu do phạm phong thủy khiến cho tiền bạc trong nhà thất thoát. Phòng thờ là nơi thiêng liêng dùng để tưởng nhớ những người đã khuất nên việc lựa chọn vị trí là điều vô cùng quan trọng trong thiết kế nhà ống.

 

Bàn thờ trong phong thủy được xem là tài lộc của gia đình, đặt bàn thờ ở đâu trong nhà luôn là mối bận tâm của nhiều chủ doanh nghiệp lớn, nhỏ vì nếu lỡ phạm phong thủy thì công việc làm ăn khó suôn sẻ, tiền bạc hao tổn đáng kể.

Bàn thờ không được bố trí ngược với hướng nhà

Một lỗi phong thủy dễ mắc phải nhưng không phải ai cũng biết lại là điều đại kỵ nhất trong phong thủy là đặt bàn thờ ngược hướng nhà. Đặt bàn thờ ngược hướng nhà tự nhiên trong gia đình luôn có sự xung khắc, vợ chồng không hòa hợp, con cái trong nhà không hiếu thuận, gia đình thường gặp chuyện xui xẻo. Nặng hơn nếu đặt bàn thờ ngược hướng nhà nhiều thì khó tránh bị tuyệt từ đời sau ảnh hưởng đến thế hệ con cháu sau này.

Bàn thờ nhà ống không được đặt dưới xà ngang

Một số nhà thiết kế nhà tiết kiệm nên thường để lộ xà ngang hoặc ngôi nhà mang phong cách đơn giản nên muốn để lộ kết cấu nhà ra bên ngoài. Tuy thế, bàn thờ cũng không nên đặt dưới xà ngang vì điều này thể hiện sự bất kính đến tổ tiên ảnh hưởng đến sinh khí trong nhà.

Bố trí bàn thờ dưới xà ngang là vị trí xấu tự khắc nhiều vận xui, tai vạ ập đến gia đình. Nếu lâu ngày mà gia chủ không dời bàn thờ đi vị trí khác thì sát khí ngày một nặng gây thêm nhiều điều xui xẻo đến gia đình khó mà có cuộc sống an yên.

Bàn thờ xung với cửa ảnh hưởng tới sức khỏe cả gia đình

Bàn thờ xung với cửa ảnh hưởng tới sức khỏe cả gia đình

 

Nhiều nhà thường đặt bàn thờ đối diện với cửa chính ra vào nhà và hướng ra ngoài mặt đường điều này không tốt vì sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của cả gia đình tự nhiên bị đau ốm triền miên mà không rõ lý do.

Bàn thờ nên đặt nơi yên tĩnh, không gian linh thiêng, không đối diện cửa chính hay cửa phòng hay lối đi qua lại hành lang nhà. Nếu trong trường hợp nhà gia chủ diện tích quá nhỏ thì dùng tấm bình phong để tạo không gian yên tĩnh cho tổ tiên ta.

Phòng thờ nhà ống không được để đồ phía dưới bàn thờ

Bàn thờ là nơi thiêng liêng vừa phải là không gian thanh tịnh lại phải có tầm nhìn tốt không bị bất kì vật gì hạn chế tầm nhìn phía trước ví dụ như tủ, vật trang trí,...che chắn tầm nhìn của bàn thờ làm cho không gian bàn thờ bị tù túng, bí bách. Bên cạnh đó, bàn thờ bị nhiều vật xung quanh chắn lại chính là phạm tội bất kính với tổ tiên, khiến cho gia đình gặp nhiều xui xẻo.

Không đặt bàn thờ trong phòng ngủ

Đặt bàn thờ trong phòng ngủ là điều cấm kỵ trong phong thủy ý nghĩa là đem điều xấu đến nhà, mọi ta vạ tự rước vào thân. Không gian phòng ngủ là nơi để nghỉ ngơi và hồi phục nguồn năng lượng trong người để bắt đầu một ngày mới tốt đẹp hơn. 

Nếu đặt bàn thờ trong phòng ngủ sẽ khiến tâm trạng gia chủ thêm lo lắng, mất ngủ thường xuyên hơn bởi vì luôn có cảm giác ai luôn canh chừng, dòm ngó đến mình. Vì thế mà ảnh hưởng đến công việc sinh hoạt bình thường của cả hai vợ chồng.

Không nên đặt bàn thờ ngay cửa ra vào

Không nên đặt bàn thờ ngay cửa ra vào

 

Nhiều người quan niệm đặt bàn thờ ngay cửa ra vào trong nhà để tiện việc cúng kiến, lau chùi bàn thờ thường xuyên nhưng quên rằng bàn thờ là nơi linh thiêng nên đặt ở chỗ yên tĩnh, ít dòng người luân chuyển trong nhà gây khó chịu cho bậc tổ tiên mình. Chính vì vậy, bàn thờ nên đặt ở chỗ yên tĩnh và cao nhất trong  nhà ống để dòng sinh khí vượng hoạt động tốt từ đó ông bà sẽ phù hộ cho gia đình thêm nhiều phúc đức, làm ăn may mắn.

Bài vị ở trên bàn thờ không được đặt sát tường

Không chỉ nên tìm hiểu bàn thờ đặt đâu trong nhà cho đúng mà việc đặt bài vị như thế nào cũng là một việc hết sức quan trọng giúp cho gia đình suôn sẻ, ít gặp tai họa. Bài vị không nên đặt sát tường vì khi đặt bài vị sai chỗ sẽ dễ gặp nhiều vấn đề, trục trặc trong cuộc sống.

Tốt nhất, gia chủ nên đặt bài vị có một khoảng cách nhỏ so với tường nhà. Nếu bài vị đặt quá sát sẽ gây ảnh hưởng xấu đến vận hạn, sự nghiệp sau này của gia chủ, vì thế mà dù không gian trong nhà quá nhỏ thì cũng nên tuân thủ luật phong thủy trên.

Bên trái bàn thờ nhà ống không được bừa bộn

Trong nhà, dù là bất kỳ chỗ nào cũng không nên để bừa bộn phòng thờ là nơi linh thiêng nên lại phải là nơi được giữ gìn sạch sẽ nhất để thể hiện lòng thành kính, tôn trọng tổ tiên trong nhà. Nếu không tự khắc mọi ô uế, xui xẻo sẽ ùa kéo đến nhà gia chủ. Do đó, dù bận rộn đến đâu thì gia chủ nên giữ gìn phòng thờ luôn trong trạng thái sạch sẽ, khang trang nhất.\

Màu sắc và ánh sáng khi bố trí phòng thờ trong nhà ống

Màu sắc và ánh sáng khi bố trí phòng thờ trong nhà ống

 

Nhà kiến trúc sư khi bắt đầu thiết kế nên cân nhắc hai yếu tố quan trọng nhất sau hướng bàn thờ là màu sắc và ánh sáng trong phòng. Phòng thờ nên chọn màu sơn đồng bộ với nội thất trong phòng để mang đến cái nhìn hài hòa, cả tổng thể về màu sắc, ánh sáng nhằm tôn nên vẻ đẹp trang nghiêm tại nơi này.

Gia chủ nên chọn những màu sắc mang sự trầm tĩnh, trang trọng như vàng, nâu, vàng kem,... Thể hiện bề thế, sự quan trọng của căn phòng này đối với gia chủ. Màu vàng trầm thể hiện sự trang trọng kèm theo sự ấm cúng đay là màu sắc thích hợp nhất khi thiết kế phòng thờ trong nhà ống. Lưu ý, phòng thờ nên chọn ánh sáng vàng hoặc trắng ngả vàng tránh chọn màu trắng sáng vì sẽ mang lại cảm giác heo hút, lạnh lẽo.

Ánh sáng và cách sắp xếp bàn thờ trong nhà ống

Bố trí phòng thờ trong phòng khách thường là dành cho các ngôi nhà có thiết kế diện tích nhỏ. Nếu trong nhà ống không đủ phòng để làm phòng thờ thì mới bất đắc dĩ thiết kế bàn thờ ở phòng khách. 

Khi thiết kế bàn thờ ở phòng khách nên chọn bàn thờ có kích thước vừa phải phù hợp với không gian phòng khách. Khi làm phòng thờ ở phòng khách nên chú trọng chọn mẫu bàn thờ có thiết kế đơn giản đề đồng bộ với nội thất trong phòng khách mà không thiếu đi sự trang nghiêm.

Bên cạnh đó, khi lập bàn thờ không nên thiếu các vật quan trọng như lư hương, bài vị, cốc uống nước, những vật thờ cúng phong thủy khác,...tuy nhiên không nên bày trí quá cầu kỳ hay quá nhiều trên bàn thờ.

Một số mẫu thiết phòng thờ trong nhà ống

Dưới đây là một số mẫu thiết kế phòng thờ trong nhà ống ở nhiều vị trí khác nhau theo từng mẫu thiết kế nhà ống 2 tầng, 3 tầng,...sẽ mô phỏng vị trí nên đặt bàn thờ:

Mẫu Phòng thờ trên tầng 4 

Mẫu Phòng thờ trên tầng 4 

 

Ngôi nhà có đến 4 tầng lầu thường sẽ xây dựng được nhiều phòng nên việc dành riêng một phòng để làm phòng thờ là điều hoàn toàn có thể. Khi làm hẳn một phòng thờ thì nên bày trí trang trọng thể hiện sự uy nghiêm, bề thế tổ lòng thành kính với các bậc bề trên mình.

Mẫu phòng thờ tầng 1 gần phòng khách

Mẫu phòng thờ tầng 1 gần phòng khách

 

Phòng thờ kết hợp với phòng khách thì nên chọn mẫu thiết kế đơn giản để phù hợp với không gian trang trọng như phòng khách, tránh chọn những họa tiết cầu kỳ bởi sẽ khó hòa hợp với những món đồ nội thất của phòng khách làm mất thẩm mỹ.

Thiết kế phòng thờ nhà ống 2 tầng gần ban công

Những ngôi nhà có diện tích lớn hơn 100m2 sẽ có thiết kế nhà ống tương đối rộng rãi, nhiều chức năng phòng ốc tiện nghi. Bên cạnh đó là những chức năng tiện ích có thể kể đến như ban công, gara ô tô,...Đặc biệt là ban công tầng 2 nơi lý tưởng nhất trong nhà để đặt phòng thờ trong nhà.

mặt bằng kiến trúc tầng trệt

 

Với cách bố trí các chức năng phòng ở tầng trệt tương đối hợp lý bao gồm: 1 phòng khách, 1 phòng ngủ master, 1 phòng bếp, 1 gara ô tô, 2 nhà vệ sinh trong đó có 1 nhà vệ sinh khép kín. Nếu gia chủ cảm thấy ngôi nhà quá chật chội, ngột ngạt thì nên trang trí thêm nhiều cây cối giúp nhà tươi tắn hơn.

mặt bằng kiến trúc tầng lầu

 

Đối với tầng lầu trên thì có 2 phòng ngủ nhỏ dành cho con cái, kèm theo sẵn bên trong là nhà vệ sinh khép kín. Bên cạnh đó, ngôi nhà này trưng dụng khoảng trống bên ban công để làm phòng thờ vừa đón được ánh nắng mặt trời, vừa có không gian yên tĩnh là nơi thích hợp nhất để làm phòng thờ trong nhà.

Thiết kế phòng thờ nhà ống 2 tầng ở cuối tầng 2

Thiết kế phòng thờ nhà ống 2 tầng ở cuối tầng 2

 

Khác với thiết kế trên làm phòng thờ ở gần ban công nhà thì thiết kế này lại chọn làm phòng thờ ở cuối nhà theo dạng mẫu nhà ống 2 tầng với mặt tiền 5m, dài 16m. Phần ban công nhà thiết kế đơn giản dùng để đón nắng vào nhà và làm sân phơi nhỏ cho nhà. Tiếp theo là 2 phòng ngủ với 1 nhà vệ sinh bên ngoài. Ở cuối nhà được chọn làm nơi thờ cúng tổ tiên ông cha ta là nơi không gian yên tĩnh, tách biệt hoàn toàn so với những chức năng phóng khác.

Thiết kế này thích hợp với những ngôi nhà được chọn làm nhà từ đường trong dòng họ bởi vì khi đó phòng thờ sẽ được xây dựng, trang trí hoành tráng để mỗi dịp vào cuối tuần hay cuối tháng con cái sẽ tụ họp lại về nhà này để thăm ông bà và hàn huyên cùng mọi người trong gia đình. Ngoài ra, thiết kế hẳn một căn phòng biệt lập để thờ trong nhà sẽ tiện cho việc cúng kiến hay tổ chức những buổi cúng do thầy phong thủy cúng sẽ ít làm ảnh hưởng đến 

Thiết kế phòng thờ nhà ống 2 tầng kết hợp với phòng khách

Nhiều thiết kế nhà chọn phòng khách là nơi kết hợp với phòng thờ bởi sự tiện lợi của nó mà nhiều người Việt Nam đang dần chọn mẫu thiết kế này nhiều hơn. Bởi đây là thiết kế tiện cho những ai họ hàng xa nhà đến thăm ông bà mình sẽ không phải leo đến tận 2 tầng để thắp nhang.

Bên cạnh đó, những dịp cúng kiến lớn nhỏ cũng sẽ thuận tiện hơn cho mọi người trong gia đình bởi không cần phải đi lại qua nhiều lần với khoảng cách quá xa giúp việc dọn dẹp, trang trí thuận tiện, dễ dàng hơn.

Thiết kế phòng thờ nhà ống 2 tầng kết hợp với phòng khách

 

Như bảng vẽ thiết kế trên thì bước vào nhà chính là phòng khách là phòng thờ những ưu điểm của thiết kế này là cửa chính bước vào nhà không nhìn thẳng vào phòng thờ và những cửa khác của chức năng khác cũng không đối diện thẳng vào bàn thờ, chính nhờ thiết kế này giúp dòng sinh khí trong nhà luôn tươi mới, mang đến nhiều may mắn gia chủ.

Thiết kế phòng thờ nhà ống 2 tầng ở tum

Thiết kế phòng thờ nhà ống 2 tầng ở tum

 

Đối với mẫu nhà ống 2 tầng ở tum nằm ở mặt tiền có chiều rộng khoảng 4m, dài 22m với tổng diện tích 88m2 sẽ phù hợp với thiết kế tầng trệt là phòng sinh chung, phòng bếp và 1 nhà vệ sinh. Riêng với tầng tum thì sẽ có 1 phòng thờ và 1 phòng ngủ, đặc biệt phòng thờ sẽ hướng ra ngoài ban công tận hưởng ánh sáng thiên nhiên từ mặt trời..

Còn thiết kế tầng trên sẽ có 1 phòng ngủ master lớn và 1 phòng ngủ nhỏ dành cho con cái với nhà vệ sinh khép kín giúp mọi người sử dụng nhà vệ sinh một cách thoải mái nhất

Thiết kế phòng thờ nhà ống 3 tầng cuối nhà

Thiết kế phòng thờ nhà ống 3 tầng cuối nhà

 

Thông thường những ngôi nhà có thiết kế phòng thờ sau cùng nhà và đặt ở nơi cao nhất trong nhà sẽ chọn những mẫu thiết kế phòng thờ hoành tráng, uy nghiêm, trang trọng có thể luôn thần linh thì mức độ trang trọng càng cao vì đây là thể hiện sự tôn kính, lòng hiếu thuận đối với bậc bề trên ta.

Đọc nguyên bài viết tại :
Thiết kế phòng thờ nhà ống



source https://thietkenhathoho.com/thiet-ke-phong-tho-nha-ong/

About nhà thờ

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.

0 nhận xét :

Đăng nhận xét