Đối với những Phật tử có lẽ đã quá quen với Thập Thiện Nghiệp, được biết đến là nguồn gốc của tất cả pháp lành nơi dương gian. Muốn chấm dứt khỏi vòng luân hồi, bản thân nên vượt qua nấc thang cốt lõi của nghiệp con người gặp phải. Bài viết dưới đây của thietkenhathoho.com sẽ giúp bạn tìm hiểu sâu hơn, từ đó ngộ ra lời Phật dạy.
Khái niệm về nghiệp
Thập thiện nghiệp - Mười điều nghiệp lành
Mỗi một căn nhà, mỗi một tổ ấm, mỗi một cá thể không phải ai cũng giống nhau. Tất cả chúng ta đều mang những bản chất riêng biệt, tính cách khác nhau. Sẽ có những người ấm no, kẻ giàu sang, có những người sinh ra mang khiếm khuyết, lại có nhiều người tài năng. Chính sự bất công đó cũng có ta thấy được nghiệp mà mỗi người đang gánh trên vai. Tất cả đều do chính bản thân, nên ta cũng phải ý thức về hành động mình làm ở quá khứ, hiện tại, và tương lai.
Có người sẽ hỏi sao: Tại sao mình lại sống trong nghèo khổ? Tại sao tôi lại cứ đau khổ như vậy? Tại sao mọi người đều hạnh phúc, nhưng tôi lại không? Tại sao họ lại giàu như vậy? Tại sao người mắc căn bệnh này lại là tôi? Tại sao tôi lại rời xa ba mẹ mình? Ba sao con không có đôi tay như bạn con ạ? Mẹ ơi bạn đó bị làm sao vậy ạ? Con không có ba mẹ ạ?... Hàng ngàn, hàng triệu những câu hỏi biểu hiện cho những nỗi bất hạnh mà con người chúng ta đang chịu đựng. Đó không phải là sự sắp xếp ngẫu nhiên, tất cả đều là nghiệp từ kiếp trước đã để lại.
Đức Phật đã dạy ta rằng: “Tất cả chúng sanh đều mang “nghiệp chướng” của mình, của tổ tiên, của dòng dõi. Chính nghiệp (Kamma) đã tạo ra sự riêng biệt của chúng sanh, mỗi người một tình cảnh cao thấp ”. Hiểu được điều đó ta phải có trách nhiệm cho cuộc sống của mình. Bởi chính chúng ta là người mang lại công đức hay là nghiệp. Chính chúng ta sẽ lựa chọn cánh cửa cho cuộc sống hiện tại và tương lai. Hạnh phúc hay bất hạnh đều là do ta chọn.
Nghiệp chính là những hành động cố ý, có hiểu biết, tự ý thức được. Nghiệp được chia thành nghiệp tốt và nghiệp xấu. “Gieo nhân nào gặt quả nấy”, nếu làm việc thiện thì thu hoạch sự lành, làm việc ác thì gặt được ác báo. Đối với quả cũng có quả chín, quả chua, quả ngọt, quả cứng,... Nếu ta ý thức được hành động và hiểu biết sẽ tạo ra mùi vị quả ta mong muốn. Cuộc sống hiện tại là quả thu hoạch của mình trước kia. Hãy nhìn lấy quả đó mà ý thức đến hành động bản thân. Như vậy cũng góp phần tăng công đức cho bản thân. Hãy ý thức đến tương lai của chúng ta.
Đây chính là một trong vô số những quy luật vận hành vũ trụ này. Đây không phải do đấng sáng tạo tạo ra mà nó vận hành một cách tự nhiên. Nếu ta hiểu được ý nghĩa của nghiệp sẽ phần nào có niềm tin về mặt đạo đức và tâm linh. Hiểu được quy luật đó ta cũng sẽ cố gắng làm việc thiện, bác ái, giúp mọi người từ đó tự tin hơn không còn bi quan, tự ti, tuyệt vọng. Không gì ngăn cản được ta, quyền lựa chọn do bản thân.
Thập thiện nghiệp là gì?
Phải biết kính sợ, tin vào luật nhân quả
Theo như ta tìm hiểu về Nghiệp, nói rằng việc ta sống thiện lành hay xấu xa sẽ ảnh hưởng đến quả ta thu hoạch. Bởi ta muốn cuộc sống an lạc ở hiện tại và cả đời sau, ta phải cố gắng tu tâm theo Thập Thiện Nghiệp.
Đây sẽ bước tiến lớn để nhanh đến cõi Tây phương cực lạc, nơi những điều ta mong ước thành hiện thực. Trên con đường tu hành để được chứng quả, có rất nhiều thử thách và học hỏi nhiều điều để hiểu về Phật. Thập Thiện Nghiệp cũng được coi là nấc thang cơ bản, quan trọng mà ta phải lên được. Vì đó chính là nguồn gốc của phước lành nơi dương gian này.
Thập thiện nghiệp bao gồm những gì?
Thập thiện nghiệp thường được gọi ngắn gọn là thập thiện, hay còn được gọi là thập thiện giới. Mặc dù có nhiều cách gọi những tất đều hướng đến mười loại nghiệp thiện mang đến phước lành. Mười loại đó là:
- Không sát sanh
- Không trộm cắp
- Không tà dâm
- Không nói dối
- Không thêu dệt
- Không thâm thọc
- Không nói thô ác
- Không xan tham
- Không sân hận
- Không si mê
Nghiệp được chia thành nghiệp dữ và nghiệp lành. Phía trên được nêu đó chính là mười loại nghiệp lành (thập thiện nghiệp). Mười loại nghiệp được chia theo: Thân (hành động), Khẩu (lời nói), Ý (ý nghĩ).
- Thân gồm có ba loại: Không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm.
- Khẩu gồm có bốn loại: Không nói dối, không thêu dệt, không thâm thọc, không nói nói thô ác.
- Ý gồm có ba loại: Không xan lam, không sân hận, không si mê.
Không sát sanh
Phạm tội sát sanh sẽ gặp báo ứng.
Mỗi người chúng ta đều có nỗi sợ đó là cái chết, nhất là bị sát hại bởi người khác. Chẳng ai muốn mình không bị giết, không rời khỏi thế gian quá đột ngột. Việc không ai hại ta cũng được coi là một ân huệ lớn.
Hãy nhớ lại những hình ảnh khi con chim bị nhổ lông, một con cá bị cắt vây, con gà bị cắt cổ,... nhưng tưởng tượng xem nếu được thả ra thì chúng vui sướng biết bao. Chim được thả về bầu trời tự do, tung bay, hót líu lo. Cá thì về vùng biển trong xanh, bơi lội, vùng vẫy. Gà thì ăn thóc, chăm cho đàn gà con, cục ta cục tác mỗi ngày. Đó lại là những hình ảnh đẹp, hạnh phúc, tự do khi được thoát khỏi nạn bị giết hại. Chúng ta cũng sẽ như vậy, sẽ vui mừng và hạnh phúc khi được sống đời an nhiên. Vì vậy, ta không nên sát sanh sinh vật mà lại phóng sanh, hành động này là nghiệp lành đứng đầu trong Thập Thiện Nghiệp.
Việc ta không sát sanh sinh vật, cũng như không ăn thì ta tránh được hai tội nặng như sau:
- Thứ nhất, là giết hại các vị Phật vị lai. (“Vị lai” có nghĩa là "chưa đến" hay thuộc về "tương lai").
- Thứ hai, là giết nhầm và ăn nhầm phải người trong dòng dõi, tổ tiên nhiều đời trước.
Chính vị Bồ tát đã dạy ta rằng: “Tất cả chúng sanh trên dương gian này đều là họ hàng, dòng dõi, tổ tiên, ba mẹ, ông bà của ta đã qua đời nay được sinh lại nhiều đời nhiều kiếp”
Nếu ta ghi nhớ và không sát sanh thì trong đời sống sẽ được mở rộng tấm lòng từ bi, từ đó hình thành thói quen, một nhân cách tốt để tu hành thành Phật, được nhận mười loại nghiệp lành. Được thể hiện rõ trong kinh Thập Thiện Nghiệp như sau:
- Được người đời yêu mến.
- Tấm lòng từ bi rộng mở với mọi người.
- Bỏ đi những thói xấu, giận hờn, ganh ghét.
- Thân thể và tinh thần luôn khỏe mạnh và phấn chấn.
- Trường thọ, sống lâu dài.
- Được các vị Thánh bảo vệ, giúp đỡ.
- Được ngủ ngon giấc, không gặp những điềm báo dữ
- Tránh được những thù oán
- Không bị đọa vào ba đường ác (địa ngục, ngạ quỷ và súc sinh).
- Sau khi chết đi, được lên cõi Trời bên Đức Phật.
Không trộm cắp
Hưởng phước lành sinh ra trên cõi Trời.
Trộm cắp là hành động lấy đi những đồ vật không thuộc quyền sở hữu của mình, người sở hữu không cho mình lấy.
Quyền sở hữu là một quyền quan trọng, đây cũng là sự tự do riêng của mỗi người. Mạng sống của ta là tài sản quý. Nhưng nếu không có lương thực, thực phẩm, quần áo, nhà cửa, những vật dụng cần thiết để sinh hoạt thì ta không thể nào sống được.
Vì thế cơm, áo, gạo, tiền phải có trong cuộc sống và đi kèm đó là sự nỗ lực làm việc của mỗi người. Để có được tài sản cá nhân trong hiện tại và tương lai cho mình và con cái, mỗi người đều phải trải qua những công việc rất cực nhọc để đạt được.
Tài sản cá nhân là mồ hôi nước mắt quý giá. Nếu vì một việc không hay xảy ra, bị mất đi tài sản thì phải đau khổ, phiền não. Cảm giác như vừa mất đi một phần sinh mạng của mình. Đã có rất nhiều người đã gặp tình trạng này dẫn đến mất ăn mất ngủ, thất vọng, sinh ra bệnh tật,...Vậy ai nỡ lòng mà trộm đi công sức của người khác cho đành.
Tính theo lẽ công bằng ta không lấy đồ của người khác, thì chẳng ai lấy của mình. Nếu bản thân không muốn bị buồn phiền thì mình cũng không được làm khổ ai cả. Xã hội này phải tôn trọng lẽ công bằng như vậy, nhờ đó mà mới tồn tại được.
Đối với những người trộm cắp, ý nghĩ xấu xa lấy đi của người khác cũng sẽ không nhận được điều tốt lành. Bị người đời khinh chê, sống đời tủi nhục, ảnh hưởng đến gia tộc. Những gì trộm được cũng sẽ mất đi, đó là hậu quả của việc coi thường lẽ công bằng.
Còn đối với những người thiện lành, lúc nào cũng sống đời an nhiên và thanh thản. Không phải lo lắng, xấu hổ bất cứ việc gì, bởi họ không làm điều ác. Chẳng có ai oán trách, thù hận. Một xã hội không có trộm cắp, không giành giật, không tranh giành sẽ là xã hội thái bình an lạc.
Theo kinh Thập Thiện Nghiệp ghi chép, nếu ta không trộm cắp sẽ được những phước lành như sau:
- Tiền của dư giả không bị cướp mất, không bị tịch thu, không bị thiên tai và gia đình ảnh hưởng đến tài sản.
- Được người đời tin cậy.
- Không bị lừa gạt, gian dối
- Được người đời khen ngợi về đức tính ngay thẳng.
- Tâm an yên, không lo sợ về bất cứ sự tổn hại nào.
- Khi qua đời sẽ được sanh ra trên cõi Trời.
Không tà dâm
Những suy nghĩ say mê sắc dục cách thái hóa hay còn gọi là dâm dục, được coi là cái nhân dẫn đến vòng sinh tử luân hồi. Đây là bức tường cản trở cho những vị Phật tử muốn tu hành để được giải thoát. Cũng vì điều đó, rất nhiều người trước khi xuất gia, phải trải qua giai đoạn tu tâm để trừ đi sự dâm dục trong thâm tâm.
Còn đối những người tại gia, thì chỉ phần nào ngăn đi tâm ý sắc dục đó. Chỉ khi nên duyên vợ chồng mới chính thức được sống chung, nhưng phải nhớ không ngoại tình, loạn lạc.
Trong đời sống gia đình, không được “chồng ăn chả vợ ăn nem”, sống chung với nhau phải giữ cho tổ ấm hạnh phúc. Khi chính vợ chồng hiểu nhau, yêu thương thì từ đó làm ăn phất lên, sự nghiệp ổn định, gia đình hai bên hòa hợp, mọi người xung quanh yêu quý.
Kinh Thập Thiện Nghiệp đã nói nếu giữ được mình được sẽ được 4 điều phước lành như sau:
- Sáu giác quan của cơ thể đều được đầy đủ.
- Tránh được những ưu phiền, u sầu.
- Không ai làm ảnh hưởng đến đời sống gia đình.
- Được người đời khen ngợi, yêu mến.
Không nói dối
Nói dối là một việc ai cũng đã làm, nhưng với dụng ý khác nhau. Đôi lúc lời nói dối để nói tránh đi, phần nào giúp đỡ người khác. Nhưng đối với Phật giáo dạy rằng, nói dối ở đây là làm trái đi những điều trong lòng. Ta nghĩ như thế nào thì cứ nói như vậy, sai là sai, đúng là đúng, không là không.
Có người nói rằng nói dối điều gì đó để đùa giỡn sẽ không có gây hại gì. Thực tế, lời nói dối đó vẫn có hại, đó là khởi đầu dẫn đến thói quen xấu cho bản thân. Từ đó là cho lời nói của bản thân không còn được coi trọng, không ai tin tưởng, kể cả khi đó là sự thật.
Nếu ta nói dối vì khi đó ta sợ hãi, nhục chí, lãng tránh đi dần dần ta có thói quen không nói sự thật, tội lỗi của mình và chẳng sửa chữa nó. Còn đối với nói dối để mang lại lợi ích cá nhân, hay khoe với người khác, đó là tội nặng. Người người buôn bán hay nói dối để khách mua hàng là điển hình, dễ thấy nhất. Đặc biệt, người nói dối rằng mình đã được chứng quả để lợi dụng niềm tin người khác sẽ mắc đại tội, bị đọa vào ba đường ác.
Trường hợp đặc biệt nói dối vì để cứu mạng sống hay giúp đỡ mới không tính là phạm tội. Nhưng ta cũng không nên quá lệ thuộc.
Theo kinh Thập Thiện Nghiệp, người nói lời ngay thẳng, sự thật sẽ được những phước lành như sau:
- Miệng nói người lời trong sạch, thơm tho.
- Người đời kính mến, tôn trọng.
- Chỉ nói những lời vui vẻ.
- Trí khôn, trí tuệ hơn người.
- Mọi điều mong ước đều thành sự thật trên cõi Trời.
Không thêu dệt
Không được nói những lời thêu dệt, ý chỉ đừng nói những lời đường mật, nói quá đà, không đúng với thực tế, không lợi dụng những câu nói đó để làm hại và làm điều sai trái. Người nói những lời nói thêu dệt là người có ý muốn dùng niềm tin của người khác để trục lợi cho bản thân. Khi sự thật bại lộ sẽ bị người đời chỉ trích, khinh bỉ, tránh xa để không ảnh lợi dụng.
Những người chơi đùa với niềm tin người khác rồi cũng sẽ bị hại như vậy. Tất cả của cải đạt được đều không lâu dài, tất cả rồi cũng sẽ mất, vì tất cả không phải do học cực nhọc làm ra.
Theo kinh Thập Thiện Nghiệp, người không nói lời thêu dệt sẽ được ban phước lành như sau:
- Được những người uyên bác, có học thức yêu quý.
- Những câu hỏi khó khăn gặp phải đều có câu trả lời.
- Được các vị Thánh coi trọng trong cõi Trời.
Không thâm thọc
Ý chỉ những người sống hai mặt, đi nói xấu người khác cả hai bên. Đem những chuyện cá nhân của nhau ra dèm pha, chê trách, nhạo báng, khiến cho cả đôi bên thù ghét nhau, tóm gọn lại là trung gian khiến hai bên ác cảm. Những người không thâm thọc là người không có tâm ý xấu, trái lại giúp giảng hòa cả hai bên, cầu nối để thân thiết hơn.
Người không thâm thọc sẽ rất biết giữ sự riêng tư, cá nhân của người khác khi kể cho mình. Không mang chuyện của những người quen thuộc để bàn tán. Người này sẽ khiến mọi người yêu thương, hoàn thuận, khiến mọi người có niềm tin vào nhau, ai ai cũng vui vẻ. Những người hòa đồng như vậy sẽ được yêu quý, gặp việc khó đều được giúp đỡ.
Theo kinh Thập Thiện Nghiệp, người không sống hai mặt sẽ được những điều lành như sau:
- Gia đình, làng xóm, láng giềng luôn sum tụ.
- Tình anh em, bạn bè luôn bền vững.
- Niềm tin vững mạnh
- Phẩm chất, nhân cách được quý trọng.
Không nói thô ác
Phật dạy phải suy nghĩ trước khi nói và hành động.
Không nói thô ác là nói những lời dễ nghe, khuyên bảo nhỏ nhẹ, không thô tục, cọc cằn, không nói nói những lời khiến người khác đau buồn, tủi nhục,...
Người không nói lời thô ác sẽ không dùng từ ngữ để nói về gia đình, xúc phạm ai mà sẽ nói lời tốt đẹp khiến ai cũng vui vẻ. Lời lẽ được chọn lọc, dịu dàng, thể hiện sự từ bi, đạo đức, nhân phẩm đẹp của người đó. Người đời nghe đều tôn trọng.
Theo kinh Thập Thiện Nghiệp, người không nói thô ác được những điều lành như sau:
- Lời nói khôn khéo, đúng ý, đúng mục đích.
- Lời đã thốt ra ai ai cũng tin theo.
- Lời nói không bị người đời coi thường mà còn được tôn trọng.
Không xan tham
Tiền bạc, nhan sắc, danh vọng, ăn uống, ngủ nghỉ là những ham muốn của con người, hay còn gọi là 5 món dục lạc. Đối với vài người đó là niềm vui hiện tại nhưng sau này là sự đau khổ. Ví như tham tiền, phải làm cực khổ kiếm tiền, đôi lúc làm những việc bất chính, khi không còn của cải lại đau xót vô cùng.
Còn tham sắc thì tốn tiền, chạy theo cái gọi là chuẩn mực, mất đi sức khỏe, tinh thần cũng sa sút, rồi lại đâm ra thù hằn người khác khi không được như ý muốn. Tham danh vọng thì làm trò cười cho thiên hạ, mất ăn mất ngủ, mất đi thể diện bản thân.
Tham ăn uống thì ăn đồ mỹ vị, ham ăn, ăn nhiều dẫn đến sức khỏe trì trệ, không sống thọ được. Tham ngủ nghỉ thì dậy trễ, tối thức, không làm việc dẫn đến người ngu đần, không sáng suốt. Ngũ lạc này cũng là cái nhân của vòng sinh tử luân hồi.
Cuộc sống của những người không tham lam vào 5 dục lạc này, sẽ không phải hao tổn tâm trí và sức khỏe. Chính họ sẽ được bình an, thanh thản, không phải lo lắng. Từ đó mà sức khỏe trường thọ, sống lâu.
Theo kinh Thập Thiện Nghiệp, người không tham lam sẽ nhận được những phước lành như sau:
- Không mắc phải nghiệp xấu.
- Tiền bạc không bị trộm cắp, mất mát.
- Hưởng lợi phúc đức
- Mọi sự tốt đẹp sẽ đến, dù không mong cầu.
Không sân hận
Đời sống vui vẻ, an lành, hạnh phúc, bình an nơi thâm tâm
Không thù ghét, giận hờn là giữ sự bình tĩnh, ôn nhu, điềm đạm trước mọi vấn đề. Thù ghét, hận ai đó là một thói xấu. Bởi đây như ngọn lửa có thể đốt cháy đi những mối quan hệ của mình và mọi người xung quanh. Nên ta phải tập thói quen bình tĩnh xử lý tình huống. Bản thân nên suy nghĩ trước khi hành động và nói. Từ đó được mọi người tôn trọng, yêu mến ta.
Theo kinh Thập Thiện Nghiệp, người không sân hận sẽ được 8 điều phước lành như sau:
- Không phải sầu não.
- Không ganh ghét, giận hờn ai.
- Không cạnh tranh, tranh giành
- Giữ tâm ôn nhu, ngay thẳng.
- Tấm lòng từ bi như vị Phật
- Làm những việc lành, bác ái cho chúng sanh.
- Là người trang nghiêm, nghiêm túc được mọi người quý trọng.
- Là người có đức tính nhẫn nhịn, được sinh ra trên cõi Trời.
Không si mê
Bị đọa vào ba đường ác
Không nên si mê, u mê điều gì đó quá đáng, phải có những phán đoán rõ ràng. Điều gì trước khi thực hiện phải nhận định đã hợp lý, đúng đắn rồi mới làm. Khi kết luận phải nhìn khách quan, không nên chủ quan, không cố chấp theo sự hiểu biết cá nhân. Đặc biệt lưu ý không tin lời lẽ không xác thực, không tin lý thuyết suông, không mê tín dị đoan.
Người sống không si mê thường là người thông minh, uyên bác, tin vào nhân quả, tin vòng sinh tử luân hồi tồn tại. Bởi vì hiểu biết và kính sợ, nên sẽ làm những việc bác ái để tăng công đức. Từ đó đi vào con đường giải thoát mà Phật đang đợi.
Theo kinh Thập Thiện Nghiệp, người không si mê sẽ được mười điều phước lành như sau:
- Gặp được sự lành và những người bạn tốt.
- Có niềm tin vào luật nhân quả, kính sợ chứ không làm điều ác.
- Tin vào Đức Phật, không tin vào ma quỷ và tà đạo.
- Sống ngay thẳng, có chứng kiến riêng.
- Đời sau được sinh ra trên cõi Trời, không bị đọa ba đường ác.
- Được ban phúc đức và trí tuệ.
- Tránh được mọi sự ác, chuyên tâm tu hành.
- Được loại bỏ khỏi những nghiệp dữ.
- Sống an bình, thanh thản bên Phật.
- Tránh được những nạn dữ.
Ý nghĩa của thập thiện nghiệp
Mười điều lành này được cho là cốt lõi để dạy cho các Phật tử sống theo đường lối ngay thẳng. Nhờ cách sống này mà tránh được những nghiệp dữ, gặp được những sự lành. Dần dần tăng công đức, sống đời tu hành để được tu thành chánh quả.
Làm việc ác ắt hẳn sẽ gặp điều dữ, còn sống thiện lành sẽ gặp những điều tốt đẹp. Sống sợ luật nhân quả, suy nghĩ kĩ trước khi hành động được xem là chân lý của Phật giáo. Nếu không sống như vậy sẽ bị tạo nghiệp, khi sinh ra vào kiếp sau sẽ bị đọa ba đường ác. Bản thân ta nên sống ngay thẳng để tạo những nghiệp lành. Tích đức để sớm sinh ra nơi cõi Trời bên Đức Phật.
Nếu như ta tu được theo mười điều này dạy sẽ mở rộng được tấm lòng từ bi, đương muôn dân kính trọng, là cầu nối cho Đức Phật với chúng sanh. Gieo càng nhiều hạt tốt thì sẽ nảy mầm được những sự lành, rồi thu hoạch được những quả đẹp, hưởng phúc nơi cõi Trời.
Tóm gọn lại đây là nền tảng vững chắc cho ta trên con đường tu hành, lẫn lối sống lành mạnh. Sống theo mười điều nghiệp lành sẽ giúp ta vui vẻ, thanh thản, an bình, không phải đau khổ, được sống hạnh phúc. Đó là điều đơn giản ai cũng mong muốn và sớm đạt được cảnh giới Niết Bàn.
Nếu bạn cần tư vấn thiết kế nhà thờ họ hoặc những công trình thờ cúng tại gia có thể liên hệ với Acc Home theo số điện thoại 0977. 703. 776 hoặc hòm thư điện tử thietkenhathohodep@gmail.com các kiến trúc sư của chúng tôi sẽ tư vấn giúp bạn có những không gian chuẩn tâm linh nhất.
Coi nguyên bài viết ở :
Thập thiện nghiệp là gì?
source https://thietkenhathoho.com/thap-thien-nghiep-la-gi/
0 nhận xét :
Đăng nhận xét