Mỗi người đều gặp phải những xui xẻo, khó khăn, áp lực, công việc bất ổn, gặp vấn đề tinh thần, gia đình bất hạnh, bệnh tật,... Rồi kêu than đó là do “nghiệp chướng”. Vậy nghiệp chướng là gì? Tại sao ta lại phải gánh vác? Nó ảnh hưởng như nào? Ta phải làm những việc gì để giải thoát? Đó là những câu hỏi luôn được mọi người thắc mắc. Nếu bạn đang cần giải đáp những câu hỏi như trên, thì đây là bài viết dành cho bạn. Hãy cùng thietkenhathoho.com tìm hiểu về Nghiệp chướng.
Nghiệp chướng là gì?
Không nên làm điều ác để tạo ra nghiệp ác.
Nghiệp chướng thường được dùng trong đạo Phật, là từ ngữ xuất hiện trong những bài giảng của Đức Phật. Nghiệp chướng được ghép lại bởi từ “nghiệp” và từ “chướng”. Nên trước khi hiểu về khái niệm nghiệp chướng ta phải tìm hiểu ý nghĩa của 2 từ này.
Nghiệp: được biểu hiện cho sự khởi đầu cho những suy nghĩ, hành động, lời nói, cử chỉ của mỗi người. Hay đó có thể là kết quả của sự tạo nghiệp của con người, nhưng cần phải xem xét theo từng tình huống để xác định. Những suy nghĩ trong thâm tâm ta chính là sự khởi đầu cho những tư tưởng dẫn đến lời nói và cử chỉ mang nghiệp cho bản thân. Nhìn chung, nghiệp được tạo ra bởi chính suy nghĩ, lời nói, hành động, cách sống của chúng ta. Hay còn gọi đó là tạo nghiệp. Hậu quả của việc tạo nghiệp, đó là tất cả những nghiệp mà ta phải mang. Nghiệp sẽ tiếp nối tuần hoàn và tăng lên nếu ta không làm điều lành.
Chướng: là ý chỉ những chướng ngại trong công việc, đời sống sinh hoạt, các mối quan hệ,... Đây sẽ là vật cản bên ngoài ảnh hưởng đến cuộc sống mỗi người.
Vậy nghiệp chướng là gì? Ta có hiểu một cách nôm na đó là kết quả của những hành động, suy nghĩ, cử chỉ, lời nói, tư tưởng của một cá nhân. Từ đó làm cản trở cho công việc, đời sống, các mối quan hệ của chính bản thân.
Theo vị trí ta sẽ nghĩ nghiệp sẽ có trước, chướng sẽ có sau. Tuy nhiên, những chướng ngại mới gây ra những tác động khiến ta tạo ra nghiệp. Vậy nghiệp chướng ý chỉ điều xấu?. Đó là suy nghĩ sai, vì nó không hoàn toàn nói về những điều xấu mà còn nói về những điều lành. Những điều lành đó còn được gọi là Thiện nghiệp. Theo ghi chép, Thiện nghiệp có 3 đường thiện là Trời, Người, Atula. Còn 3 đường ác là địa ngục, ác quỷ, súc sinh. Vì thế nếu là điều lành hay điều ác đều gọi chung là tạo nghiệp.
Hai loại nghiệp báo phổ biến
Theo như Phật giáo đã giảng dạy ta sẽ có 2 loại nghiệp phổ biến nhất đó là: dẫn nghiệp và mãn nghiệp.
Dẫn nghiệp
Dẫn nghiệp được hiểu là nghiệp dẫn dắt chúng sanh vào sáu cõi như sau:
- Cõi thiện sẽ có: cõi Trời, cõi Người, cõi Atula.
- Cõi ác sẽ có: cõi súc sinh, cõi ác quỷ, cõi địa ngục.
Đối với con mắt loài người sẽ không thấy được cõi Trời và cõi Atula. Những người tồn tại ở 2 nơi này sẽ tuổi thọ cao và nhiều phép biến hóa hơn loài người gấp vạn lần. Mặc dù đôi mắt ta không thể thấy được họ, nhưng họ vẫn tồn tại để phù trợ cho ta. Dân gian ta hay gọi họ là vị thần, quỷ, vị tiên.
Còn ở nơi cõi ác thì loài người ta sẽ không thấy những người trong cõi ác quỷ và địa ngục. Loài ác quỷ thường có chiếc bụng to, cổ họng thì lại rất bé. Chính vì vậy mà loài này rất hay đói, nên được gọi là quỷ đói. Đây chính là đặc điểm để nhận dạng ra ác quỷ. Còn những người trong cõi địa ngục thì chịu khổ đến mức chính loài người không hình dung được. Còn súc sinh thì vô vàn loại, đặc điểm chung là cấu xé nhau, vẫn có trường hợp ngoại lệ. Gia súc, chó, mèo, heo, ngựa, trâu đây là một trong những loại súc sinh tiêu biểu nhất. Đây đều quá quen thuộc với loài người, nên chúng ta cũng biết được loài này sống cực khổ đến nhường nào. Trong chính đời sống mỗi người đều quên rằng nếu ta không ngay thẳng, không làm điều bác ái, không mở rộng từ bi, thì chính lúc ta qua đời sẽ sinh ra là chính súc sinh. Nếu ta cứ coi thường, sống theo lối sống của loài súc sinh thì điều đó sẽ xảy ra.
Cho nên bản thân ta cũng phải đi tìm hiểu về cách vận hành của nghiệp, đặc biệt là dẫn nghiệp. Mục tiêu của nghiệp sinh ra đó chính là nhắc nhở ta phải sống có ý nghĩa, khiến ta chủ động tạo ra những nghiệp lành cho đời này lẫn đời sau, giúp ta không phải đi vào cõi ác mà được tái sanh trên cõi thiện, dắt ra đến nơi cõi là cõi Trời, được giác ngộ và giải thoát.
Ngoài gọi với tên dẫn nghiệp, Phật giáo còn gọi là tái sanh nghiệp. Bởi vì đây là hành động của con người tạo ra nghiệp lành hoặc ác, nó sẽ quyết định tương lai sẽ được tái sinh của mỗi một cá nhân, và cả những điều xảy ra trong đời sống sinh hoạt ở đời sau.
Một ví dụ điển hình, để ta thấy những hành động tạo ra nghiệp ác sẽ quyết định tương lai tái sinh của một người. Người đó sẽ đi vào một trong 3 cõi ác là địa ngục, ác quỷ, súc sinh. Đó chính là hành động cố ý giết chết cha, mẹ, thánh A la hán, làm Phật bị thương, phá đi sự hoàn thuận của vị Tăng. Được gọi đây 5 tội lớn tày trời (ngũ nghịch). Nếu phạm phải một trong 5 tội trên thì sẽ tái sinh vào cõi ác. Đối với 5 tội này được coi là những tội không thể chấp nhận được, sẽ khó được tha thứ. Thể hiện người này không giữ 5 giới, sống buông thả, không siêng năng tu tâm theo thập thiện lành. Nếu không ăn năn, sám hối thì sẽ bị đọa vào ba cõi ác. May mắn thay thì cũng sinh ra làm người nhưng sống bất hạnh, bệnh tật, đau ốm, bị chê bai, sống không thọ.
Mãn Nghiệp
Sau khi ta được tái sinh sống trong thân thể con người, những điều hạnh phúc trong đời này, nhưng của cải ta có trong đời này, danh vọng và sự nghiệp có được đều là quả báo mà kiếp trước ta tu tâm được. Những quả báo đó ta nhận được là do:
- Bố thí tiền bạc sẽ được giàu sang .
- Bố thí pháp sẽ được trí thông minh.
- Bố thí sự bác ái, giúp đỡ mọi người sẽ được sống trường thọ.
Ta hãy cố gắng làm đủ 3 bố thí này, để gặt được bảo vô cùng viên mãn, sẽ được giàu có, sự thông minh, sức khỏe tốt và trường thọ. Mặc dù là như vậy ta vẫn thấy có người sống trong nhung lụa nhưng lại không thông minh, nhưng họ vẫn có thể trở thành những người rất tài giỏi. Những người này khi làm chủ, nhân viên sẽ dốc lòng làm việc cho họ, sẽ trả lại nợ đã hiểu để báo ân cho họ. Bởi thế nên người có lòng tu tâm thiện chí sẽ được những mãn nghiệp tốt cho bản thân.
Nếu kiếp trước không cố gắng tu thì chắc chắn cuộc sống đời sau sẽ gặp khó khăn, bất hạnh. Phật giáo luôn cố gắng giúp ta thấu hiểu được sự siêng năng sẽ giúp ta thu hoạch được quả ngọt. Hãy cố gắng hết sức khi còn thời gian. Nếu chỉ còn một thời gian ngắn ngủi, thì vẫn phải nỗ lực, quả báo vẫn sẽ có, vận mệnh ta vẫn sẽ thay đổi tốt lên. Vận mệnh ta có thay đổi theo hướng thiện không đều nằm trong cách sống của chính ta. Vì vậy ngay bây giờ ta hãy sống với tâm thiện, hành động đẹp, sẽ gặt được những quả báo tốt đẹp hơn mỗi ngày. Nhưng nếu bây giờ ta vẫn trì trệ, sống tâm ác, không làm hành động đẹp sẽ khiến ta không tăng công đức mà còn mất đi những phước lành ta đang có. Một khi những phước lành đã bị tổn hao đi hết thì 3 cõi ác sẽ dần hiện ra ở tương lai. Thực tế có rất nhiều gia đình giàu có, kinh doanh rất tốt nhưng sau đó vài năm thì phá sản, đó chính là hình ảnh phước lành đã bị tiêu tan. Để nhận được công đức cũng không phải quá khó, nhưng mất đi cũng rất dễ dàng. Đây là đạo lý ta phải hiểu rõ để giúp bản thân trong hiện tại và tương lai.
Tại sao phải hóa giải nghiệp chướng
Phật Pháp luôn dạy ta về luật nhân quả, nếu ta sống tạo ra nghiệp lành ắt hẳn sẽ gặp những điều may mắn, tốt đẹp trong cuộc sống. Nhưng nếu ta sống tạo ra nghiệp ác sẽ gây ra vô vàn những khó khăn trong đời sống, nên ta buộc phải giải nghiệp.
Khi hóa giải nghiệp xấu chính bản ta phải luôn sáng suốt, hành động một cách có suy nghĩ, nhẫn nhịn, kiên trì để thành thói quen. Nhờ điều đó mà ta dần dần sẽ sống với tâm ý như vậy, đó chính là thói quen tốt đẹp Phật muốn ta học. Mỗi một lời nói, tâm ý, hành động phải luôn cẩn trọng để tránh mang đến những hậu quả xấu cho bản thân mình.
Khi ta làm điều sai trái dẫn đến có nghiệp ác, ta phải giải nghiệp các sớm nhất có thể. Việc hóa giải không chỉ giúp ta xóa tan đi nghiệp ác mà phần nào khiến tâm thanh thản, an bình, không lo lắng, không sợ hãi. Đồng thời cũng có thể xóa đi cả tội lỗi của quá khứ. Giải đi những nghiệp chướng sẽ giúp ta tìm được con đường khiến ta có phẩm chất đẹp, đạo đức tốt và noi theo các bậc Thánh để sáng suốt, từ bi. Khi xóa tan được những nghiệp chướng thì phước lành cũng sẽ đến với ta. Lúc đó sẽ được sống hạnh phúc, gặp được những điều may mắn và được mọi người yêu thương.
Cách để hóa giải nghiệp chướng
Nghiệp là gồm có nghiệp lành và nghiệp ác. Nghiệp thiện sẽ sinh ra điều may mắn. tốt đẹp cho tương lai, còn nghiệp ác thì phải tìm cách hóa giải ngay lập tức.
Cách hóa giải nghiệp chướng tốt nhất đó là tuệ và định. Tuệ có nghĩa là sáng suốt, nghĩ kĩ càng trước khi hành động hay nói. Định có nghĩa là kiên định trước mọi việc, không dễ bị ảnh hưởng đến suy nghĩ, lời nói, hành động của mình. Khi có đủ 2 yếu tố tuệ và định mới có thể thoát khỏi vòng luân hồi, phán đoán và giải quyết vấn đề hợp lý nhất. Nên ta luôn được dạy phải làm điều tốt tránh làm điều xấu gây ra nghiệp ác cho sau này. Lưu ý, khi ta làm điều lành không được tính toán để không tạo nghiệp chướng.
Khi làm bất cứ điều gì bản thân phải luôn nhớ đến giới, định, tuệ để nhắc nhở bản thân sống ngay thẳng. Mỗi người đều có hoàn cảnh khác nhau, nên khi người khác mắc lỗi không được so đo mà hãy tìm hiểu và tìm hướng giải quyết. Nhờ vậy mà ta sẽ thành công không tạo nghiệp ác mà còn giải nghiệp tận gốc.
Sau đây là những cách cụ thể hơn để giúp ai đang mang nghiệp ác có thể xóa đi mang lại niềm vui trong thâm tâm:
Xóa đi mọi oán hận với người khác
Lời giảng dạy của Đức Phật
Mỗi người đều có những tính cách khác nhau, nên sẽ dễ có những hiểu lầm với nhau. Chúng ta không bao giờ có thể sống vừa lòng tất cả mọi người được. Nhưng đừng để những việc đó ảnh hưởng đến cuộc sống, khiến bản thân sinh nghiệp ác. Để tiêu tan nghiệp phải sống mở lòng, nhẫn nhịn, tha thứ đây là cách hữu hiệu nhất. Khi gặp những việc như vậy, hãy đến với Phật. Hãy sống như Người để lòng được thanh thản, trong tâm toàn là điều thiện, không sân si với đời.
Tự sám hối, niệm kinh Phật
Thành tâm bái Phật để người giúp đỡ.
Mỗi người hãy cố gắng dành thời gian ăn chay, sám hối, niệm Phật cách thành tâm để hóa giải hậu quả của nghiệp. Nhưng không phải ta sám hối nhiều lần thì nghiệp ác sẽ tiêu tan. Đối với việc những việc này sẽ sinh ra công đức giúp ta giải đi phần nào chứ không diệt tận gốc. Cho nên phải thực hiện mỗi ngày, nhiều buổi khác nhau trong ngày, thành tâm thì sẽ bớt đi dần nghiệp chướng.
Làm việc bác ái, tích thêm công đức
Cho đi để thêm phước lành
Không chỉ có Sám hối, niệm kinh, chay tịnh sẽ giải trừ nghiệp chướng mà còn phải làm những việc bác ái xuất phát từ tâm để chuộc tội. Nếu bản thân niệm kinh Phật mỗi ngày, nhưng lại làm những hành động xấu và suy nghĩ những việc hãm hại người khác thì rất khó giải trừ. Bởi vậy ta phải cứu giúp những người đang gặp khó khăn. Đây là việc mà bất kể trường học, mọi người khắp nơi không phân biệt ngôn ngữ và tôn giáo đều muốn ta thực hiện. Xã hội hiện nay muốn hướng con người sống văn minh và giúp đỡ người khác. Ngoài giúp người khác, còn giúp bản thân tích đức. Đây là một việc rất đơn giản và thiết thực trong đời sống. Ta có thể tham gia hiến máu nhân đạo để giúp những người đang giành giật với tử thần để được sống. Ngoài ra ta có thể giúp cho các bạn bị tật nguyền, vô gia cư, bị ung thư, già yếu không có người thân chăm sóc,... nhớ đó phước lành sẽ đến với ta.
Phóng sanh muôn loài
Phóng sanh là hành động mang công đức nhiều nhất.
Tránh sát sinh là một trong những điều thiện thập nghiệp muốn dạy ta. Việc ta cứu những sinh vật tội nghiệp trước cái chết sẽ được phước lành to lớn. Phóng sinh dù chỉ một lần cũng sẽ được ân huệ đời đời, từ đó nhận vô vàn ân phúc. Đối với việc phóng sinh động vật thì loài nào cũng tốt, nhưng nếu được ta có thể ưu tiên theo thứ tự như sau:
- Loài chó, mèo, trâu, bò, ngựa: đây là loài trung thành và tình cảm với con người nhiều nhất.
- Loài rùa, ba ba, lươn, rắn: đây là những loài có tính tâm linh. Nếu phóng sinh một trong những loài này sẽ gặp những màu nhiệm, may mắn kỳ lạ.
- Loài cá trê, ếch, nhái: biểu hiện cho sự khao khát sống, rất mạnh mẽ.
- Những loài đang sắp sinh nên được ưu tiên hàng đầu để phóng sanh.
Chính ta phải nhớ rằng phóng sanh muôn loài cũng là bảo vệ mạng sống của tổ tiên, dòng tộc, những người thân thiết đã qua đời của ta nay được tái sinh. Nên phóng sinh được coi cách hóa giải nhanh và được nhiều ơn phước nhất.
Sống với tấm lòng từ bi
Sống mở rộng lòng từ bi như Đức Phật
Nghiệp chướng khiến cuộc sống ta trở nên bất hạnh, rồi dẫn đến những phiền não của bản thân. Ngoài ra có những người lại vì ham danh vọng, sân si, tham tiền của để rồi tự tạo ra nghiệp ác. Cột lõi của việc giải thoát nghiệp ác đó chính vượt qua phiền não của bản thân. Tâm an bình, không lo lắng sẽ càng tiêu tan đi nhiều hơn.
Bởi vậy ta không nên thù hằn với bất cứ ai. Hãy bao dung, tha thứ cho người khác cũng là cho chính bản thân mình. Được gọi là phương pháp đơn giản nhất, nhưng không phải ai cũng làm được nếu không muốn thực hiện.
Khi ta sống với tấm lòng từ bi như Đức Phật, ta sẽ gạt bỏ đi những sân si và ganh ghét người khác. Chính những điều đó khiến tâm ta lung lay, mất phương hướng, dễ sa đọa. Những khi đã làm được sẽ sống hạnh phúc và không tạo nghiệp ác.
Bạn cần tư vấn thiết kế nhà thờ họ hoặc an thờ tại gia có thể liên hệ với Acc Home theo số điện thoại 0977 703 776 hoặc hòm thư điện tử thietkenhathohodep@gmail.com các kiến trúc sư của chúng tôi sẽ giúp bạn có những không gian hoàn hảo nhất.
Đọc nguyên bài viết tại :
Nghiệp chướng là gì? Làm thế nào để hóa giải nghiệp chướng ?
source https://thietkenhathoho.com/nghiep-chuong-la-gi/
0 nhận xét :
Đăng nhận xét