ads

Đế thích thiên là ai ?

Đế thích thiên là vị đại chư thiên có nhiều oai phong và uy lực được những vị chư thiên khác và người phàm tôn kính, được xem là thiên vương của cõi trời Đao Lợi. Người là vị Thiên chủ nắm giữ quyền hành ở cõi trời Đao Lợi, chứ không phải là một vị Vua bình thường khác. Vậy để tìm hiểu rõ tại sao Người lại được gọi như vậy? Lý do tại sao Người được tôn kính, thì bài viết dưới đây của thietkenhathoho.com sẽ là bài viết để bạn tìm hiểu về Đế thích thiên.

Tiểu sử sơ lược về đế thích thiên

Tiểu sử sơ lược về đế thích thiên

Cõi trời Đao Lợi

Đế thích thiên chính là Thiên chủ của cõi trời Đao Lợi hay nơi đây cũng được gọi là Cõi trời Tam Thập Tam Thiên (Cõi trời ba mươi ba). Theo Phật Pháp đã ghi chép về câu chuyện rằng Người có tính giúp đỡ, làm việc tốt lành, làm việc bác ái. Ông cùng với 32 người bạn đã cùng nhau tu hành tăng công đức. Nhờ vậy khi còn sống mà 33 người đã có đầy đủ ơn phước, cho nên sau khi qua đời đã được lên cõi Trời Đao Lợi. Ông thì được làm Thiên Chủ, còn 32 người bạn của ông thành Phụ Thần. Do vậy nên mới có tên gọi cõi trời ba mươi ba hay còn gọi là cõi Tam thập Tam Thiên.

Theo đạo Bà la môn rất sùng bái Đế thích, coi ông như là vị thần của tầm sét. Còn Đạo Phật, Đế thích thiên chính là vua ở trên cõi Trời, sống ở cõi trời Đao Lợi, ở cõi Trời có tận 33 cảnh, thuộc Dục giới. Điều này cũng có nghĩa là những người ở đây đều chưa thoát khỏi vòng luân hồi sinh tử trong 3 cõi Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới. Cũng có sử sách chép rằng Indra là tên gọi khác của Đế thích hoàn nhân. Đến nay Phật giáo vẫn xem Đế thích là một chúng sanh, đương nhiên đây là một vị chúng sanh cao hơn loài người, sức mạnh và uy quyền lớn hơn rất nhiều.

Theo thứ tự từ dưới lên thì đây là tầng thứ hai của Dục Giới: Tứ Vương, Đao Lợi, Dạ Ma, Đâu Suất, Hóa Lạc và Tha Hóa tự tại. Ngài cũng như là một vị chư thiên trời Đao Lợi: Người cao một dặm, áo thì nặng sáu thù, tuổi thọ thì đến 1000 tuổi. Chỉ một ngày dài ở nơi đây sẽ bằng tận 100 năm nơi cõi trần gian.

Người chính là Thiên chủ thống trị toàn bộ ở cõi Đao Lợi và Tứ Vương. Người có uy lực và nắm giữ quyền sinh tử ở chốn trần gian. Người có những trách nhiệm riêng và quyền năng người để canh giữ nơi cõi Trời này. Người không phải là Vua cờ Đế Thích mà ta nghe được trong chuyện cổ tích.

Tại sao người ta thường nói “Vua trời đế thích thiên”

Tại sao người ta thường nói “Vua trời đế thích thiên”

 

Vua trời đế thích luôn hầu cận Phật tổ

Vua trời đế thích thiên là vị được Nho gia suy tôn làm Ngọc Hoàng Thượng Đế. Còn Đạo gia suy tôn là Ngọc đế hay là Ngọc Hoàng Đại Thiên Tôn. Trong Phật Pháp thì thường gọi là Thiên chủ Tam thập Tam thiên, hay Đế thích, hay Đế thích hoàn nhân.

Thật ra Người cũng chính là một vị Vua, người có uy quyền, thống trị hết bốn vị Đại thiên vương. Ở nơi dương gian thì uy quyền của Ngọc Hoàng Thượng Đế vô cùng cao quý. Nhưng khi ta xem xét ở tam giới thì vẫn còn rất thấp. Vì ở nơi đây vẫn còn vô số vị Chư Thiên khác, cũng có quyền năng và oai lực lớn hơn gấp vạn lần.

Được gọi là “vua trời” bởi Đế thích đang thống trị cõi Đao Lợi và Tứ Vương. Người có uy quyền, cai trị chúng sanh trên cõi này. Người có quyền phán xét và giúp đỡ chúng sanh làm điều lành, sớm được chứng quả, lên cõi Trời cũng Đức Phật. Người không giống những vị Vua nơi dương gian, mà người có bổn phận đặc biệt hơn thế. Người là “Vua trời đế thích thiên” bởi người là Vua của cõi Đao Lợi.

Đế thích thiên có nhiệm vụ gì ?

Đế thích là người thống trị cả cõi trời Đao Lợi thì bên cạnh đó ông cũng phải có nhiệm vụ cao cả của mình. Ngài là người yêu thương và lo lắng cho chúng sanh, là người xem xét thiện ác nơi dương gian, thay mặt Đức Phật mà chăm lo cho chúng sanh. Ngoài ra ở tiền kiếp trước Đế thích cũng là người đã làm những việc lành, phẩm chất tốt. Từ đó mà gia đình và bạn bè đều noi gương theo chân người đến cõi Đao Lợi. Bởi vậy chúng sanh cũng hãy đi theo con đường bác ái, bố thí, ngay thẳng để sớm được đến bên Ngài.

Phán xét điều thiện ác nơi dương gian

Phán xét điều thiện ác nơi dương gian

 

Tượng của 4 vị thiên vương

Các vị Đế thích và Thiên vương sẽ cùng nhau lên Thiện pháp đường. Ở nơi đây có những chư tiên hầu cận xung quanh. Khi vào Thiện pháp đường, Người sẽ được ngồi trên tòa sư tử, ở mỗi bên tả hữu sẽ có 16 vị thiên vương. Các vị chư tiên đều phải được phân theo thứ cấp để ngồi đúng vị trí. Có 2 vị thái tử, một vị tên Chiên đàn, một vị tên Tutyla, đây cũng chính là hai vị Đại tướng của cõi trời Đao Lợi. Mỗi vị thái tử được chia đều hai bên tả hữu. Bên cạnh đó sẽ có bốn vị thiên vương chia nhau ngồi ở 4 cửa ra vào.

Đế thích hoàn nhân chính là người thống trị Thiên Quỷ ở tất cả các ngọn núi, thuộc nhóm núi Sumeru, bên cạnh Đế thích có 10 vị Đại Thiên Tử. Tầm nửa tháng, vào ngày lục trai thì Đế Thích ra lệnh cho bốn vị Thiên vương xem xét tình hình của chúng sanh dưới trần gian. Chính lúc đó bốn vị thiên vương sẽ mang những việc lành, việc ác ở trần gian mà bẩm báo lên Đế thích. Nếu có những tin ở thế gian có nhiều người tu tâm, giữ giới, yêu thương và chăm sóc cho ba mẹ, nghe lời bậc bề trên, siêng làm điều bác ái, tu hành tăng công đức, bố thí, làm điều ngay thẳng, chay tịnh,...

Điều này sẽ khiến Đế thích hạnh phúc và vui vẻ, vì biết rằng sẽ có nhiều chúng sinh được lên cõi trời, ít người sẽ bị đọa vào 3 đường ác. Nếu trái lại với những lời bẩm báo trên, Đế thích sẽ liền đau buồn, không vui. Bởi vì người biết rằng những người càng lười biếng, không tăng công đức sẽ bị giảm thọ, hậu quả khôn lường cho bản thân họ. Chính những người đó không thể thấy tương lai của mình nhưng Đế thích sẽ đã trông thấy rõ điều đó. Sớm muộn sẽ bị đọa vào đường ác.

Làm gương sáng cho chúng sanh ở trần gian noi theo

Làm gương sáng cho chúng sanh ở trần gian noi theo

 

Làm gương cho chúng sanh đời đời noi theo

Trong kiếp làm người phàm ở dương gian, Đế thích thiên đã có nhiều phẩm chất cao quý và thường làm những hành động bác ái, làm điều ngay thẳng và đã tạo dựng nếu công đức cứu bản thân khỏi vòng luân hồi. Chính nhờ nỗ lực của Ngài mà đã trở thành Thiên chỉ của cõi trời Đao Lợi. Ở kiếp đó Ngài cũng những người bạn của mình đã đi con đường tạo dựng ơn phước cho bản thân. Bằng hành động giúp những người cơ nhỡ, khó khăn, vô gia cư, bệnh tật, và vô số điều bác ái khác. Bệnh cạnh đó Ngài cũng là một người nhẫn nại, thông qua việc dù có người khác chiếm đoạt và đuổi đi nơi khác nhưng Ngài vẫn vui vẻ nhường chỗ cho họ.

Còn những người vợ của Đế Thích ở tiền kiếp cũng cố gắng tìm cách để tăng công đức, làm việc tạo ơn phước ngoại trừ cô vợ út. Cô vợ này chỉ có chăm chút cho vẻ ngoài, nhan sắc của mình mà không làm những hành động mang lại công đức. Chính vì vậy mà làm công đức không tăng mà còn bị mất đi, tự hại bản thân. Tất cả những người bạn và những người vợ khác của ông đều được tái sinh lên cõi Đao Lợi cùng Ngài. Còn cô vợ út tái sinh làm một con cò ở trong hang núi.

Cũng vì thương cho vợ của mình mà Đế thích cũng đã giúp cho vợ út tái sanh lên cõi trời đoàn tụ cùng mọi người bằng cách nhắc nhở giữ gìn ngũ giới. Chính gia đình và bạn bè đã noi theo gương Ngài để sống thiện lành, phẩm chất cao quý, ngay thẳng. Hậu quả khôn lường nếu không sống chăm tích công đức sẽ là sống đời khổ cực, nghiệp ác kiếp sau. Sống ở đời phải siêng năng làm chuyện lành để giảm bớt nghiệp ác, gia tăng điều lành bằng việc học hỏi Thập thiện lành. Sống càng lười biếng, làm điều gian ác, nói dối, cư xử tệ bạc sớm muộn khi đầu thai cũng bị đọa vào 3 đường ác.

Đế thích thiên và Phật tổ Như Lai ai có vị thế cao hơn

Đế thích thiên và Phật tổ Như Lai ai có vị thế cao hơn

 

Phật tổ Như Lai

Người phàm nơi dương gian luôn cho rằng chư thiên là cao quý nhất, không ai sánh bằng. Còn đối với Đức Phật, chư tiên cũng là chúng sanh, chưa thoát khỏi vòng luân hồi sinh tử. Cũng chính vì điều đó mà khi Phật tổ Như Lai giảng dạy thì vô vàn thiên vương và vị Đế Thích cũng đến để tôn kính, thực hiện nghi lễ, lắng nghe những mầu nhiệm.

Theo sử sách Phật pháp ghi chép, Phật tổ Như Lai cũng từng là người phàm như chúng ta và đã thành lập ra Phật giáo. Ngài có nhiều tên gọi khác nhau tùy theo phiên dịch qua từng nước. Như Lai là cái tên dùng để chỉ vị Thánh nhân đạt được bậc giải thoát cao nhất, đỉnh cao nhất không ai sánh bằng. Ta cần nên biết rằng Phật tổ Như Lai và Phật Thích Ca Mâu Ni là một người, chỉ là tên gọi khác.

Hình tượng Phật tổ được khắc thành những bức tượng và được vẽ thành nhiều bức tranh khác nhau. Những bức tượng làm bằng đồng được trưng bày để thờ cúng ở nhiều nơi. Không chỉ có gần đây mà đã có từ hàng triệu năm về trước. Người vốn sinh ra là một thái tử ở một vương quốc nhưng từ bỏ để tu hành, sáng lập ra Phật giáo. Chính người đã truyền bá cho con người nơi dương gian, từ đó giúp họ thoát khỏi vòng đau khổ sinh tử. Những lời Phật tổ giảng dạy đã giúp chúng sanh sáng mắt, hướng đến điều thiện lành. Cho đến nay, những bài giảng của Phật tổ Như Lai vẫn còn nguyên vẹn và giúp đỡ cho chúng sanh đi đến con đường Niết Bàn.

Bởi ta có thể thấy rằng vị thế của Phật tổ Như Lai cao hơn Đế thích, không bởi vì chức vụ cao thấp mà là hành động vĩ đại. Phật tổ chính là Người đã mở ra con đường lớn cho chúng sanh nhận thức đau khổ ở dương gian. Cũng có thể cho rằng nhờ sự truyền bá của Phật tổ đã khiến Đế thích thiên thức tỉnh mà đi theo con đường lên cõi Trời. Cho đến nay Đức Phật vẫn cho rằng Đế Thích vẫn được coi là chúng sanh nhưng vì công đức bản thân nên được ban cho ân huệ là Vua cõi Đao Lợi hay còn gọi là Vua trời Đế thích thiên.

Coi thêm ở :
Đế thích thiên là ai ?



source https://thietkenhathoho.com/de-thich-thien-la-ai/

About nhà thờ

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.

0 nhận xét :

Đăng nhận xét