Có người cho rằng: “cháy bát hương là điềm báo gia đình sắp gặp đại họa, tán gia bại sản” Nhận định này có liệu có đúng dưới góc nhìn khoa học? cháy bát hương có điềm gì không? Nguyên nhân và cách hóa giải như thế nào, mời các bạn cùng tìm hiểu nội dung dưới đây của bài viết.
Cháy bát hương điềm dữ hay lành?
cháy bát hương có làm sao không?
Nếu bạn tin vào các vấn đề liên quan đến tâm linh thì bất kỳ hiện tượng gì khác lạ xảy ra trong cuộc sống thường ngày đều khiến bản thân phải suy nghĩ. Dĩ nhiên việc bát hương tự dưng bốc cháy cũng không ngoại lệ. Hầu hết mọi người khi gặp hiện tượng này đều cảm thấy vô cùng lo lắng, bất an.
Có nhiều trường hợp mặc dù bát nhang thỉnh về đã đạt tiêu chuẩn về kích thước, chân nhang ít, bàn thờ đặt tại phòng riêng biệt. Vậy mà nó vẫn tự bốc cháy, điều này liệu có phải là điềm báo trước. Theo duy tâm thì khi xảy ra hiện tượng này là điềm báo gia đình bạn sắp có chuyện xảy ra. Tuy nhiên, cũng tùy vào lý do cụ thể để ta có thể phán đoán cho chính xác.
Khi xảy ra vấn đề này, gia chủ không nên hoang mang, mà cần tìm hiểu rõ nguyên nhân gây đến cháy bát hương để từ đó tìm ra hướng giải quyết. Cụ thể chúng tôi sẽ nêu ra một số nguyên nhân và cách xử lý khi gặp sự cố này ở nội dung tiếp theo sau đây.
Các trường hợp cháy bát hương thường thấy
Như chúng tôi đã nói, khi bát hương cháy tùy vào từng trường hợp cụ thể mà điềm báo mang đến sẽ khác nhau. Có những trường hợp là điềm tốt lành, nhưng ngược lại cũng có những điềm báo xấu mà bạn cần phải biết.
Bát hương bốc cháy phần trên với ngọn lửa lớn (cháy dương)
Nếu gặp trường hợp bát hương cháy dương này thì bạn đừng vội lo lắng, hãy bình tĩnh tìm cách dập lửa. Bởi vì nó báo hiệu những điều may mắn tốt lành sẽ đến với gia đình bạn trong tương lai gần. Các mối quan hệ của gia chủ sẽ trở nên tốt đẹp, công việc làm ăn thuận lợi, thậm chí là gặp được quý nhân phù trợ.
Bát hương bốc cháy âm ỉ từ dưới lên (cháy âm)
Khi thấy bát hương cháy âm tức bị bốc cháy âm ỉ từ dưới lên là báo hiệu của những điều xui xẻo, không tốt. Điều này có nghĩa phần mồ mả của tổ tiên trong gia đình, dòng họ đang bị đụng chạm. Công việc làm ăn sắp tới sẽ gặp khá nhiều khó khăn, bị tiểu nhân hãm hại nên bạn phải hết sức thận trọng.
Bát hương cháy tỏa hương thơm
Bát hương cháy tỏa ra hương thơm là điềm báo tốt, cho thấy vận may của bạn đang tới. Đồng thời cũng báo hiệu cho bạn sắp có tin vui, những dự định sắp tới sẽ được tiến hành một cách hiệu quả. Hơn nữa, chuyện tình cảm cũng sẽ rất thuận lợi. Nếu còn độc thân thì sẽ gặp được mối lương duyên tốt.
Nguyên nhân khiến bát hương bốc cháy theo góc nhìn khoa học
Thắp hương là một tập tục truyền thống của người Việt không chỉ vào những ngày lễ, tết, giỗ chạp mà người ta còn thắp hàng ngày. Thắp hương chính là cách để con cháu cảm tạ thần linh, tưởng nhớ người đã khuất và cầu mong cho những điều tốt lành. Tuy nhiên, trong quá trình thắp hương một số gia chủ gặp phải trường hợp bát hương bị bốc cháy, nguyên nhân là do:
Bát hương được đặt nơi đón gió
Lý do đầu tiên dẫn đến việc bát hương bị bốc cháy là do nó được đặt ở nơi có đón gió, có gió thổi qua. Mặc dù lửa trên cây hương không đáng kể nhưng nhang được làm từ tre, khi ở môi trường hanh khô và có tác động của gió thì rất dễ bắt lửa làm cháy chân nhang.
Bởi vậy, khi thắp hương vào những ngày có gió và mùa hè nhiệt độ tăng cao, mùa hanh khô thì gia chủ cần hết sức lưu ý. Đặc biệt với những gia đình có phòng thờ riêng, khi mở cửa thắp hương gió dễ dàng lùa vào trong phòng thúc đẩy nhanh quá trình cháy của hương, do đó hiện tượng bát hương bị cháy cũng là điều dễ hiểu.
Bát hương lâu ngày không được vệ sinh
Bát hương lâu ngày không được vệ sinh bao sái, tỉa bớt chân nhang cũng là lý do khiến bát hương cháy. Vì những tàn nhang rơi xuống vẫn còn tàn lửa đã là vô tình khiến chân nhang bị đốt cháy. Ban đầu sẽ là hiện tượng cháy âm ỉ, lâu dần ngọn lửa sẽ bùng to và lan đến các chân nhang khác. Bởi vậy, khi chân nhang đầy gia chủ nên tiến hành dọn dẹp, rút bớt chân nhang để tránh được tình trạng này.
Thắp hương nhiều lần trong một ngày
Khi gia chủ thắp hương nhiều lần trong một ngày, dưới sức nóng của lửa khiến không khí xung quanh bát hương nóng dần, chân nhang nhiều làm khả năng bốc cháy cũng rất cao. Do đó, khi thắp hương quan trọng là ở cái tâm, không nhất thiết là thắp hương nhiều lần trong ngày. Đối với những trường hợp bạn muốn thắp hương nhiều lần trong ngày thì có thể chọn bát hương có kích thước lớn để tránh tình trạng trên.
Cách xử lý khi bát hương cháy
Việc cháy bát hương không phải là hiện tượng ít khi xảy ra, quy nhiên không phải là không có. Do đó khi gặp tình trạng này, gia chủ hết sức bình tĩnh, không hoảng loạn mà tìm cách hóa giải.
Với bát hương cháy dương: Ngay lúc phát hiện bát hương bốc cháy dữ dội, bạn nên dập lửa bằng cách đổ nước lạnh để hạ nhiệt, đây là phương pháp đơn giản nhất mà ai cũng có thể làm. Hoặc có thể trùm tấm vải hay chăn ẩm để ngăn nguồn ô xi cung cấp cho ngọn lửa, giúp ngọn lửa có thể tắt mà không gây ướt ban thờ. Khi lửa tắt, lấy ít tro hương vào rải đều sau nhà.
Cách hóa giải bát hương cháy âm: Nếu chân nhang mới cháy hãy dùng nước sạch hoặc nước rượu gừng tưới từ từ nên chân nhang. Khi bát hương cháy đã lâu mới phát hiện ra thì đừng nên hoảng sợ mà hãy tìm mọi cách để dập tắt lửa ngay trước khi cháy lan sang bài vị, ảnh thờ và xung quanh. Lửa tắt lấy ít tro hương trải trước nhà.
Sau khi hoàn thành xong các bước làm trên, lau dọn bàn thờ và đồ về thắp nhang để hóa giải hiện tượng trên. Đồ lễ thường sẽ là trầu cau, hoa, quả. Quả lễ của cháy âm là số chẵn, dương là số lẻ. Lễ xong thì bỏ bát hương cũ, thay bát hương mới để tình trạng này không xảy ra nữa.
Một số lưu ý trong quá trình sử dụng hương
Nếu như hương là sợi dây kết nối 2 cõi âm dương thì bát hương trên bàn thờ được xem như căn nhà vô hình của thần linh và tổ tiên, vì thế khi thắp hương ta cần lưu ý một số điều sau:
- Không nên để bát hương ở hướng có gió, khi thắp hương sẽ nhanh tắt hoặc bốc cháy chân nhang.
- Khi thắp hương cho tổ tiên và thần linh cần thành tâm, không nên đùa giỡn hời hợt cho có.
- Lúc châm hương nên bày tỏ sự cung kính, khi lửa cháy to bạn hãy dùng tay phẩy lửa hoặc cầm hương phẩy lên xuống cho tắt. Tuyệt đối không thổi bằng miệng như vậy sẽ phạm vào điều cấm kỵ.
- Thường xuyên vệ sinh bát nhang nhưng không được làm xê dịch khỏi vị trí ban đầu.
- Đối với những bát hương có nhiều chân nhang, bạn cần tỉa bớt để tạo sự an toàn và tăng tính thẩm mỹ cho bàn thờ.
Từ các thông tin trên của nhà thờ họ đã giúp bạn tìm được câu trả lời cho thắc mắc: cháy bát hương có điềm gì không? Cuối cùng cảm ơn quý đọc giả đã theo dõi bài viết này của chúng tôi.
Tham khảo bài nguyên mẫu tại đây :
Cháy bát hương có điềm gì không?
source https://thietkenhathoho.com/chay-bat-huong-co-diem-gi-khong/
0 nhận xét :
Đăng nhận xét