Tranh thư pháp khi mua bạn nên treo ở những phương vị cát lợi trong nhà, Tranh chữ Thư Pháp thường thích hợp treo ở phương vị Văn Xương trong thư phòng. Trong phong thủy ngũ hành, tranh thư pháp thuộc hành Thủy vì vật mà nên treo ở những hướng tương sinh, tương hỗ như hướng Đông và Nam cụ thể cách treo tranh thư pháp và ý nghĩa của tranh thư pháp như thế nào xin mới quý độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Chữ thư pháp là gì?
Chữ thư pháp là loại chữ nghệ thuật được viết cách điệu bằng cọ. Nó thể hiện được tâm trạng, chiều sâu trong tâm hồn người viết, cũng như truyền tải thông điệp cảm xúc, ý nghĩa, triết lý đến người xem thông qua: nét chữ , cách thức trình bày , màu sắc ….
Vì vậy ta có thể nói thư pháp là một môn nghệ thuật biểu lộ tâm ý của con người thông qua từng con chữ. Đồng thời, nó chứa đựng giá trị truyền thống dân tộc, giáo dục con người về đạo đức, nhân sinh quan trong cuộc sống, hướng tới cuộc sống chân thiện mỹ.
Ngày nay, chữ thư pháp được sử dụng rộng rãi trong trang trí nội thất nhà ở thông qua hình thức tranh thư Pháp. Không chỉ dừng lại ở việc viết chữ đơn lẻ, mà tác giả còn kết hợp thêm các hình ảnh tượng trưng như hoa lá, chim muông…tạo nên sự sống động, hài hoà, màu sắc rực rỡ, nhằm tô điểm thêm cho bức tranh, giúp nó tiếp cận gần hơn với thị hiếu người dùng hiện đại.
Nguồn gốc của chữ thư pháp Việt
Chữ thư pháp Việt có nguồn gốc từ thư pháp chữ Hán.
Trải qua quãng thời gian hơn 1000 năm đô hộ, truyền bá văn hoá và nghệ thuật thư pháp thì chữ thư pháp Hán đã và đang phát triển rất rộng rãi và phổ biến ở khắp các địa phương trên đất nước ta.
Đến cuối thế kỉ 20 do ảnh hưởng của chiến tranh và suy thoái kinh tế, nghệ thuật này tạm dừng phát triển. Từ năm 1990 sau khi nền kinh tế được phục hồi thì thư pháp lại phát triển mạnh mẽ với nhiều hình thức khác nhau. Cho đến nay, 2 khuynh hướng thư pháp được ưa chuộng nhất là: thư pháp cổ điển viết bằng chữ Hán và thư pháp hiện đại viết bằng chữ quốc ngữ.
Người đầu tiên ở Việt Nam sử dụng mực tàu để viết thư pháp bằng chữ quốc ngữ đó là nhà thơ Đông Hồ. Và chính ông cũng là người truyền bá thư pháp chữ quốc ngữ cho người dân nước ta thời xưa. Những tác phẩm sơ khai của ông tuy chưa đạt đến trình độ hoàn chỉnh cao, nhưng nó chính là nền móng tiền đề cho sự phát triển của thư pháp Việt.
Đặc điểm của chữ thư pháp Việt Nam
Chữ thư pháp Việt tuy có nguồn gốc từ chữ Hán nhưng nó lại mang nhiều đặc điểm tạo nên nét độc đáo riêng của mình. Bởi thư pháp Việt được viết bằng chữ Latin nên không bị bó buộc trong khuôn khổ như chữ hán, do đó tác giả cũng có thể tự do sáng tạo chữ viết theo mong muốn và tình cảm của mình mà không cần phải tuân thủ chính xác cấu trúc của từng chữ.
Tuy nhiên, chữ Việt không phải chữ trừu tượng nên cũng khó mà biểu đạt hết những tâm tư, tình cảm của người viết. Nên tác giả thường kết hợp với các hình ảnh tạo nên những bức tranh thư pháp treo trong nhà thật tuyệt vời để người xem dễ dàng tiếp cận, hình dung, cảm nhận.
Thông thường nội dung của tranh thư pháp là những chữ viết mang tính giáo dục cao về phẩm hạnh và nhân đức của con người. Một số tranh thư pháp còn có nội dung là những câu đối mang hàm ý rất sâu sắc khiến chúng ta cần suy ngẫm và cảm nhận. Mỗi bức thư pháp sẽ có một giá trị nội dung khác nhau tùy thuộc vào những chữ cái được viết trong đó.
Hiện nay các sản phẩm tranh thư pháp trên thị trường thuộc một trong hai nhóm là tranh thư pháp viết chữ đơn và tranh thư pháp kết hợp với câu đôi và các hình ảnh tượng trưng. Cụ thể:
Với hình thức tranh chữ đơn thì tranh chỉ có một chữ cái, không có thêm họa tiết nào. Chữ được viết rất đẹp nằm ở chính giữa bức tranh, có thể viết bằng chữ Hán, chữ nho hay chữ quốc ngữ. Chúng ta thường gặp những bức tranh thư pháp chỉ có một chữ như: tranh thư pháp chữ phúc, chữ tâm, chữ nhẫn, chữ tài, tri…
Tranh thư pháp kết hợp với câu đối và hình ảnh là tranh không chỉ có chữ viết, mà còn được trang trí kèm theo hình ảnh, đoạn thơ. Ta có thể thấy sự kết hợp hoàn hảo giữa phong cảnh thiên nhiên với chữ thư pháp thông qua các bức tranh về cha mẹ hoặc tranh hoa sen hay một nhân vật tâm linh nào đó.
Các lối viết thư pháp Việt được ưa chuộng
Hiện nay trên thị trường có nhiều kiểu thư pháp viết bằng các loại chữ khác nhau, nhưng kiểu chữ thư pháp được sử dụng rộng rãi nhất vẫn là thư pháp Việt. Trong chữ thư pháp Việt người ta chia thành các lối viết như sau:
Chữ thư pháp cách điệu
Ở lối viết này chữ viết có phần cầu kỳ và biến tấu giống các hình tượng ý nghĩa nào đó. Cách viết này khiến chúng ta khó đọc hơn lối chữ chân phương, nhưng nó lại rất hấp dẫn người xem bởi những ẩn ý sâu xa của tác giả trong từng con chữ.
Chữ thư pháp chân phương
Đây là cách viết được sử dụng rộng rãi nhất bởi cách viết rõ ràng và dễ đọc. Nét bút có sự uyển chuyển và mềm mại thanh đậm khác nhau, nhưng cấu trúc chính của chữ vẫn được giữ nguyên. Do đó lối thư pháp chân phương được sử dụng phổ biến và phát triển mạnh mẽ nhất.
Lối viết thư pháp Thảo
Thư pháp được viết theo lối Thảo giúp các nét chữ trở lên rất phóng khoáng, chứa đựng nhiều nội lực của người viết. Khi nhìn vào các bức tranh thư pháp này người xem có thể mất một thời gian để cảm nhận và hình dung ra các chữ và ý nghĩa truyền tải của tác phẩm.
Vì sao treo chữ thư pháp trong nhà
Tranh chữ thư pháp không chỉ là một món đồ trang trí đậm chất nghệ thuật. Mà nó còn là một món ăn tinh thần không thể thiếu trong xã hội xưa và nay. Nó không chỉ có tính răn dạy, giúp gia chủ giữ được tầm hồn trong sáng, mà nó còn mang rất nhiều ý nghĩa phong thủy, thẩm mỹ và tri thức sâu sắc.
Chữ viết là nguồn tri thức dồi dào và vô hạn của nhân loại, và nó được tìm thấy ở trong chính những tác phẩm tranh thư pháp. Mỗi tác phẩm mang một giá trị và bài học cuộc sống khác nhau. Qua đó người đọc có thể mở rộng hơn kiến thức, hiểu được nhiều vấn đề hơn.
Không chỉ vậy, theo quan niệm của văn hóa phương Đông nói chung và văn hóa Việt Nam nói riêng thì tranh thư pháp là một đề tài có ý nghĩa vô cùng quan trọng về mặt phong thủy. Treo chữ thư pháp trong nhà giúp cho không gian sống trở lên mới lạ, độc đáo, gia đạo hưng thịnh và gặp nhiều điều tốt lành.
Bên cạnh đó, việc sử dụng tranh thư pháp để trang trí nhà là một cách khẳng định gia chủ là người có học thức và hiểu biết. Ngoài ra, chơi tranh cũng chính là cách mà con người ta giữ gìn truyền thống hiếu học trong mỗi gia đình, kích thích niềm đam mê học hỏi , sáng tạo của con trẻ. Những người lựa chọn và giữ gìn tranh thư pháp là hiện thân của những ông đồ thời xưa.
Vị trí treo chữ thư pháp chuẩn nhất
Trong một ngôi nhà, về cơ bản sẽ có phòng ăn, phòng ngủ, phòng thờ, phòng khách… Vậy ta nên treo chữ thư pháp ở đâu, nội dung là gì, để thu hút tài lộc, mang đến điềm lành cho gia chủ. Chúng ta cùng tiếp tục tìm hiểu nội dung tiếp theo của bài viết.
Treo thư pháp ở phòng khách
Phòng khách được xem là linh hồn của ngôi nhà, nơi đón tiếp họ hàng, bạn bè, đồng nghiệp đến chơi, do đó đa phần các gia đình đều ưu tiên lựa chọn đây làm khu vực để treo thư pháp. Khi chọn tranh treo phòng khách không chỉ làm nổi bật nên tính cách của gia chủ, mà còn phải phù hợp với không gian và màu sắc của căn phòng.
Vị trí treo tranh tốt nhất để treo chữ thư pháp trong phòng khách là chính diện cửa ra vào hoặc đằng sau ghế ngồi của gia chủ, vì đây là vị trí khách dễ dàng quan sát nội dung của bức thư pháp, bình luận về những hiểu biết của bản thân, giúp cuộc gặp gỡ được thân mật, thoải mái, cởi mở hơn.
Nội dung bức thư pháp nên là những từ mà có hàm ý sâu sắc, câu nói mà gia chủ yêu thích, nó sẽ giúp bộc lộ rõ nét tính cách bản chất của gia chủ. Khách đến chơi cũng hiểu hơn về con người, sở thích của chủ nhà, từ đó dễ dàng tìm được tiếng nói chung trong cuộc nói chuyện.
Chữ thư pháp treo tại phòng ngủ
Phòng ngủ là nơi nghỉ ngơi của gia chủ sau một ngày làm việc, vì vậy, những bức thư pháp treo trong phòng ngủ cần có nội dung thiên về những câu nói giúp trấn an tinh thần, làm chủ nhân cảm thấy nhẹ nhàng, bình thản khi nhìn vào. Nên chọn thể chữ mộc thể hoặc điền thể để không gian trở lên hoàn hảo nhất. Vị trí treo tranh thích hợp là phía trên đầu giường hoặc cạnh đèn ngủ.
Treo tại phòng thờ
Thư pháp treo ở phòng thờ không nên có màu quá sặc sỡ như vậy sẽ làm mất đi sự thanh tịnh vốn có của không gian thờ cúng. Vị trí thích hợp là cạnh gian thờ, không đặt phía trên hoặc đối diện ảnh thờ. Nội dung bức thư pháp cần thể hiện lòng biết ơn, tư tưởng uống nước nhớ nguồn, cầu mong bình an, hạnh phúc cho gia chủ.
Chữ thư pháp đặt tại phòng ăn, phòng bếp
Phòng bếp và phòng ăn là nơi mọi người sum họp ăn uống nâng cao tình đoàn kết, ấm áp trong gia đình. Màu sắc của những bức thư pháp treo tại đây nên mang màu sắc ấm nóng kết hợp với màu trắng để tạo cảm giác thoáng mát, sạch sẽ. Vị trí treo hợp lý là cạnh bàn ăn và xa bếp lửa. Nội dung phải thể hiện sự đoàn kết, hạnh phúc, sum vầy.
Phòng làm việc
Phòng làm việc sẽ là nơi bạn dốc sức hoàn thành các kế hoạch đề ra, xử lý công việc, dự án và suy nghĩ nhiều điều. Do đó không tránh khỏi đôi lúc cảm thấy khó khăn, bức bối, nên cần có những bức tranh động viên thể hiện ý chí vươn lên, cổ vũ tinh thần làm việc của gia chủ. Vị trí treo là sau ghế ngồi làm việc hoặc đối diện giá sách hay gần cửa sổ.
Thư pháp treo phòng học
Trong không gian phòng học, chúng ta có thể chọn một số chữ Trí, tài treo giúp con trẻ được trở nên thông minh sáng suốt, có ý chí vươn lên, khắc phục khó khăn đem đến thành công trên con đường học vấn.
Nhìn chung nội dung của các bức tranh ảnh hưởng rất lớn đến không khí trong căn phòng. Vì vậy, gia chủ nên xét trước nội dung của các tác phẩm trước khi lựa chọn vị trí treo.
Những chữ thư pháp đẹp và ý nghĩa nhất
Như chúng ta đã biết, ngôn ngữ là một phạm trù vô cùng phong phú và trừu tượng. Do đó có rất nhiều chữ có thể lựa chọn để viết thư pháp như: cha mẹ, ơn nghĩa sinh thành, tâm, phúc, lộc, thọ, hiếu, lễ, nghĩa, nhẫn, bình an, tài, trí…. Trong bài viết hôm nay, nhà thờ họ sẽ giúp bạn tìm hiểu kỹ hơn về một số chữ sau:
Chữ tâm
Chữ tâm đóng vai trò vô cùng quan trọng trong văn hoá của người Việt, nó là bản nguyên, lương tâm, lòng dạ của con người. Mọi hành động chúng ta làm đều xuất phát từ cái tâm, tâm thiện sẽ làm điều phải, tâm ác sẽ sinh tà khí, làm điều xấu xa. Nó thường được đặt trong một khung tranh chỉnh chu, sang trọng để treo trong nhà.
Ý nghĩa của chữ Tâm dưới góc nhìn của thư pháp, được thể hiện bằng những nét chữ uyển chuyển, mềm mại nhưng đầy sức mạnh. Cách treo chữ Tâm trong nhà cũng là yếu tố quyết định ý nghĩa của bức tranh đó. Chữ tâm nhắc chúng ta cần tu tâm dưỡng tính, hướng đến cái thiện, sống tích cực, lành mạnh, làm nhiều việc thiện để cuộc sống được an nhiên.
Cách treo chữ tâm trong nhà chuẩn nhất: là treo trong phòng khách, phòng làm việc, phòng thờ. Vì đây là những không gian quan trọng, vượng khí trong nhà. Tranh nên được treo ở độ cao từ 2m trở lên để vừa tầm mắt, dễ nhìn, khi đứng hay ngồi đều có thể ngắm tranh một cách thoải mái.
Đối với không gian trưng bày lớn, thay vì sử dụng một bức tranh khổ rộng, gia chủ nên chọn nhiều bức tranh có kích thước vuông 60cm như: tranh chữ Tâm bằng đồng, chữ tâm thêu trên vải, hay khắc trên tấm gỗ,....để đem lại tính thẩm mỹ và giá trị phong thủy tốt nhất.
Chữ Phúc
Chữ Phúc hay còn gọi là chữ Phước, tượng trưng cho hạnh phúc, sự tốt lành, may mắn, phúc đức được bề trên phù hộ. Với ý nghĩa tốt đẹp đó, nó được sử dụng rộng rãi để trang trí trong kiến trúc phong thủy và y phục mặc hàng ngày. Vào dịp đầu xuân nhiều nhà treo chữ “Phúc” thể hiện những ước mong về cuộc sống hạnh phúc, và những chú nguyện về tương lai tốt đẹp, ấm no, hạnh phúc.
Cách treo chữ phúc trong nhà: tương tự như chữ tâm, chữ phúc cũng cần treo ở nhưng nơi trang nghiêm và quan trọng nhất của ngôi nhà như phòng khách, phòng thờ. Tuy nhiên, chữ phúc có chút đặc biệt hơn làm rất nhiều người có cách hiểu sai lầm về cách dán chữ Phúc. Việc này được thể hiện ở một số nội dung sau:
Chữ phúc treo trong nhà có thể treo thẳng hoặc ngược. Nếu treo ngược (phúc đảo, phúc đổ) thì cũng được hiểu là phúc đã tới nhà. Phúc khí đã được đổ vào, lưu lại trong nhà, giúp căn nhà tràn đầy phúc khí. Chữ phúc ngược còn có thể treo ở ngoài tủ quần áo, lu nước để thu hút lộc và tài khí. Dán ở thùng rác, bồn ngâm chân với ý nghĩa đem những thứ không tốt đổ đi.
Treo chữ phúc ở cửa ra vào thì không được treo ngược. Chữ cần đặt thẳng vì chữ Phúc dán ở cửa có nghĩa là nạp phúc, nghênh phúc, nạp phúc, mở cửa đón Phúc. Ở trước cửa mà đặt Phúc đảo thì chẳng khác nào Phúc chưa vào trong nhà đã bị đổ mất rồi. Hơn nữa, cửa chính là nơi trang trọng, gia đình đi lại nên không được treo ngược. Nếu phạm phải sẽ cho cảm giác gia đình có 1 năm không thuận lợi.
Chữ Nhẫn
Nhẫn là quy tắc ứng xử và đặc trưng của nền văn hoá Á Đông. Trong mối quan hệ giữa người với người, nhẫn là nhẫn nhịn. Trong quan hệ giữa người với lý tưởng, nhẫn được hiểu là nhẫn lại. Nhẫn chính là sự tu dưỡng đạo đức phẩm hạnh của mỗi người.
Trong đạo phật, chữ nhẫn giúp cái tâm trọn vẹn hơn. Người thấu hiểu và làm được điều này dù chịu tổn thương bởi người khác thì họ vẫn an nhiên, tinh thần ổn định, sức khỏe viên mãn. Còn người làm tổn thương họ mới là kẻ đáng thương. Không chỉ vậy, chữ này còn thể hiện sự đoàn kết, yêu thương của người Việt. Nó đi vào nếp sống văn hoá giúp con người khéo léo trong ứng xử hơn.
Xét về ký tự Hán ngữ, chữ “Nhẫn” là sự kết hợp của chữ Đao (con dao) ở trên cùng chữ Tâm (con tim) ở dưới. Lưỡi Đao đặt ngay trên Tâm với hàm ý, nếu như gặp chuyện chẳng lành mà không nhẫn nhịn thì tránh sao khỏi đau đớn, nhưng khi ta nhẫn nhịn sẽ chuyển nguy thành an, chuyển bại thành thắng, điềm dữ hóa lành…
Vậy chữ nhẫn treo ở đâu cho đúng phong thuỷ? Chúng tôi xin gọi ý như sau: treo ở phòng khách, phòng thờ, lối lên cầu thang phía bên tường. Chiều cao cách sàn 1,8-2m. Tránh ánh sáng mặt trời chiếu vào tranh và không đối diện với cửa chính. Hướng treo tranh chữ Nhẫn đẹp là hướng Nam hoặc Đông Nam.
Lưu ý: Không nên treo tranh chữ nhẫn ở những khu vực tối tăm, ít ánh sáng, ẩm thấp. Không treo tranh trong phòng ngủ, nhà bếp, hành lang,..để tranh luôn được sáng đẹp, giúp gia chủ kích hoạt tài lộc, thịnh vượng.
Kinh nghiệm lựa chọn tranh thư pháp đẹp
Để chọn mua được một bức tranh thư pháp đẹp, phát huy được hết công dụng phong thủy và biểu thị được tâm tư, tình cảm của gia chủ thì chúng ta cần lưu ý một số điều sau đây:
Thứ nhất khi chọn mua tranh nên quan sát kĩ phần chữ vì đây là phần cốt lõi làm nên giá trị của bức tranh. Chữ phải không phạm những lỗi sai cơ bản trong bố cục, cách thể hiện và đặc biệt là không sai chính tả.
Thứ hai nếu mua tranh thư pháp có kết hợp hình ảnh trang trí thì hình ảnh đó phải có nét tương đồng với nội dung câu chữ trong tranh. Điều này tạo nên sự gắn kết, đồng nhất trong ý nghĩa bức tranh.
Trên đây là những thông tin liên quan đến cách treo chữ thư pháp trong nhà. Cảm ơn quý đọc giả đã theo dõi bài viết của chúng tôi.
Coi nguyên bài viết ở :
Cách treo chữ thư pháp trong nhà
source https://thietkenhathoho.com/cach-treo-chu-thu-phap-trong-nha/
0 nhận xét :
Đăng nhận xét