ads

Ngày lễ phật đản là gì ?

Ngày Lễ Phật Đản là ngày lễ được tổ chức hết sức long trọng thu hút rất đông tăng ni, phật tử và người dân tại rất nhiều quốc gia trên thế giới tham gia, với nhiều các hoạt động như diễu hành, rước xe hoa, thiện nguyện, hồi hướng công đức… Vậy ngày Lễ Phật Đản là gì, nó được tổ chức vào ngày nào, các nghi thức trong buổi lễ cụ thể ra sao, thì mời bạn cùng nhà thờ họ tìm hiểu nội dung bài viết dưới đây.

Tìm hiểu về Lễ Phật Đản

Tìm hiểu về <b>Lễ Phật Đản </b>

 

Ngày Lễ Phật Đản không chỉ là ngày sinh của Phật, mà nó còn là ngày lễ trọng đại mang ý nghĩa tốt đẹp hướng con người ta làm nhiều điều thiện, tu tâm dưỡng tính. Tuy nhiên theo từng trường phái đạo mà người ra sẽ có quan niệm và ngày tổ chức khác nhau.

Ngày Lễ Phật Đản là gì?

Ngày Lễ Phật Đản hay lễ Tam Hiệp, lễ Vesak được hiểu theo góc nhìn của Phật giáo Bắc tông chịu ảnh hưởng của Phật giáo Trung Hoa thì đây là ngày sinh của Phật Thích Ca. Còn theo Phật giáo Nam truyền và Tây Tạng thì ngày này là ngày Tam Hiệp kỷ niệm Phật Niết - bàn, Phật thành đạo và Phật Đản.

Lễ Phật Đản được tổ chức vào ngày nào?

Ngày Phật Đản là một trong ba ngày lễ lớn (Phật Đản, Vu Lan, Thành Đạo) trong năm của đạo Phật. Trước năm 1959, thì các nước tại Đông Á  chịu ảnh hưởng Bắc tông như Trung Quốc, Việt Nam, Hàn Quốc, Nhật Bản tổ chức ngày Lễ Phật Đản vào ngày mùng 8 tháng 4 âm lịch.

Nhưng tại Đại hội Phật giáo thế giới tổ chức lần đầu tiên từ ngày 25/5 đến 8/6/1950 tại Colombo, Tích Lan, 26 nước là thành viên đã thống nhất lấy ngày 15 tháng 4, tức rằm tháng tư là ngày Phật Đản quốc tế hàng năm.

Từ năm 1999, để kỷ niệm ngày sinh của Phật cũng như tôn vinh những giá trị đạo đức, văn hóa, tư tưởng hòa bình và tình đoàn kết hữu nghị của Đức Phật, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã chính thức công nhận Đại lễ Vesak là lễ hội văn hóa - tôn giáo quốc tế của Liên Hợp Quốc.

Nguồn gốc và ý nghĩa của Lễ Phật Đản

Việc hiểu được ý nghĩa của Lễ Phật Đản sẽ giúp chúng ta biết được chính xác nguồn gốc và các hoạt động diễn ra trong ngày lễ.

Lễ Phật Đản có nguồn gốc tại Ấn Độ nơi được xem như cái nôi của đạo Phật. Trong ngày lễ này, các Phật tử sẽ thường vinh danh Tam bảo (Phật, Pháp, Tăng) qua các hình thức tặng hoa, dâng cúng, đến nghe thuyết giảng tìm hiểu về đạo lý sống của Đức Phật để áp dụng vào cuộc sống thực tại của mình. Từ đó, có thể tìm thấy sự an nhiên và trong sạch hơn trong tâm hồn. Đồng thời, học cách chia sẻ, đem đến hạnh phúc và niềm vui cho người khó khăn thông qua các hoạt động thăm hỏi, từ thiện tặng quà…

Không chỉ vậy, đây còn là dịp để con người thể hiện tình yêu thương với muôn loài thông qua việc không sát sinh trong mùa Phật Đản. Như ở Sri Lanka, vào ngày cử hành Lễ Phật Đản sẽ bị cấm bán rượu. Chim, cá, côn trùng…đều được phóng sinh. Hành động biểu tượng cho sự giải thoát, trả tự do cho những người bị tù đày, giam cầm, tra tấn khổ cực trái với ý muốn của họ

Tại Nepal và Ấn Độ người dân thường mặc trang phục màu trắng mỗi khi lên các tịnh xá và chỉ ăn đồ chay thanh tịnh. Hầu hết các nước Châu Á đều có nghi lễ diễu hành xe và tụng niệm. Tại Hàn Quốc còn có lễ hội đèn hoa sen vô cùng hoành tráng..

Một số quốc gia châu Á như Thái Lan, Sri Lanka, Nepal, Malaysia, Miến Điện, Indonesia, Singapore, Hàn Quốc, Campuchia, Hồng Kông, Đài Loan,...Phật Đản được công nhận là ngày nghỉ lễ quốc gia. Nhưng ở Việt Nam, thì ngày này không phải là ngày nghỉ lễ chính thức.

Lễ Phật Đản năm 2022 diễn ra vào ngày nào ?

<b>Lễ Phật Đản </b> năm 2022 diễn ra vào ngày nào ?

 

Lễ Phật Đản năm 2022 được tổ chức vào ngày 15 tháng 4 âm lịch tức ngày Mậu Thìn, tháng Ất Tỵ, năm Nhâm Dần, hay ngày 15 tháng 5 năm 2022 dương lịch. Tiết khí Lập hạ - Tiểu mãn, đón hỷ thần ở hướng Đông Nam, thần tài ở hướng Bắc. Giờ hoàng đạo là giờ Dần, Thìn, Tỵ, Thân, Dậu, Hợi.

Lễ Phật Giáo tại Việt Nam

Lễ Phật Giáo tại Việt Nam

 

Năm 1958 chính phủ đệ nhất cộng hòa đã công nhận ngày Phật đản là một ngày nghỉ lễ chính thức tại miền Nam. Năm 1975 sau khi chấm dứt Chiến tranh Việt Nam thì ngày này không còn là ngày lễ quốc gia. Nhưng không vì vậy mà ngày lễ này kém đi phần long trọng. Đại Lễ Phật Đản Liên Hợp Quốc được tổ chức tại Việt Nam vào các năm 2008, 2014 và 2019.

Những năm gần đây, ngày Phật Đản thu hút sự tham gia của rất nhiều phật tử, người dân và chính quyền địa phương, thực tế mọi buổi Lễ Phật Đản chung thuộc cấp huyện sẽ có sự tham gia của chủ tịch huyện.

Vào ngày Tam Hiệp các Phật tử không được sát sinh, phải ăn chay, dọn dẹp vệ sinh nhà cửa và trang trí bàn thờ Phật cho thật đẹp và trang trọng. Các Phật tử có thể đến chùa để phụ giúp công việc, trang trí lễ đài, xe hoa, nghe các vị trụ trì thuyết giảng về cuộc sống.

Một trong những nghi thức quan trọng không thể thiếu trong ngày này là tắm Phật. Nghi thức này được thực hiện bằng cách tưới nước thơm lên tượng Phật sơ sinh, ngoài mục đích kỷ niệm ngày sinh của Phật, còn có ý nghĩa gột rửa đi những sân si hận thù tâm hồn mỗi người, mang đến hạnh phúc, bình an cho những người tin vào Phật.

Trẻ sinh vào ngày Lễ Phật Đản có sao không

Trẻ sinh vào ngày <b>Lễ Phật Đản </b> có sao không

 

Ngày Lễ Phật Đản là ngày mà người người đều hướng về Phật. Vì vậy, những đứa trẻ sinh vào ngày này sẽ được xem là con của trời và được bảo vệ toàn diện. Tử vi học chỉ ra rằng, những đứa trẻ sinh này vừa thông minh, tài giỏi, lanh lợi lại có khả năng vượng gia, giúp gia đình an khang thịnh vượng.

Trời sinh đứa trẻ này có tính tình hiền lành, nhân hậu, lấy phúc trời cho để lan tỏa yêu thương và hạnh phúc đến mọi người, nhờ vậy mà xung quanh luôn có quý nhân phù trợ. Nhìn chung, hậu vận của chúng không chỉ thịnh vượng mà bố mẹ và người thân cũng có được cuộc sống viên mãn.

Các nghi thức của Lễ Phật Đản

Các nghi thức của <b>Lễ Phật Đản </b>

 

  1. Niệm hương bạch Phật
  2. Xướng lễ Tam Bảo
  3. Cúng hương, Tụng Đại bi …
  4. Phát ngữ
  5. Đảnh lễ
  6. Kế tụng bài khánh đản
  7. Tự quy và hồi hướng công đức.

Trên đây là các thông tin liên quan đến ngày Lễ Phật Đản , cảm ơn quý đọc giả đã quan tâm bài viết của nhà thờ họ . Nếu quý chủ đầu tư cần tư vấn thiết kế các công trình nhà thờ họ hoặc các công trình kiến trúc tâm linh có thể liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 0977. 703. 776 hoặc hòm thư điện từ thietkenhathohodep@gmail.com các kiến trúc sư của chúng tôi sẽ giúp quý chủ đầu tư có những không gian ưng ý nhất.

Coi thêm ở :
Ngày lễ phật đản là gì ?



source https://thietkenhathoho.com/ngay-le-phat-dan-la-gi/

About nhà thờ

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.

0 nhận xét :

Đăng nhận xét