Có những cây cổ thụ, những cây thế độc mộc nếu bạn nghĩ chặt cây là việc hết sức bình thường, vướng thì chặt bỏ không phải làm lễ cúng xin chặt cây, thì hãy đọc ngay bài viết này để tránh kẻo rước họa vào thân.
Vì sao cần làm lễ khấn xin chặt cây
Những cây cổ thụ chắn trước nhà cần phải chặt bỏ để lấy lối đi
Cây cối là biểu hiện cho sự sinh trưởng phát triển, cây càng tươi tốt gia đình càng thịnh vượng. Đặc biệt, những cây lâu năm, cây cổ thụ là cây có thời gian sống khá dài, nó đã hội tụ được rất nhiều các nguồn năng lượng như: năng lượng địa từ trường, năng lượng vũ trụ, năng lượng địa sinh học, và các loại năng lượng có linh khí khác nhau...và nó sẽ tự tạo ra nguồn năng lượng mới đảm bảo sự ổn định cân bằng năng lượng ở khu vực xung quanh cây. Không chỉ vậy, có người còn cho rằng, những cây lâu năm to lớn, tán rộng, còn là nơi trú ngụ của các vong hồn, âm khí nhiều, chặt cây như phá bỏ nhà ở của các vong hồn.
Vậy nên, khi có dự định chặt phá cây bạn nên hết sức thận trọng. Đa phần nếu bình thường bạn thấy vướng, bất tiện thì có thể chặt bỏ. Tuy nhiên, cẩn tắc vô áy náy, chẳng may va chạm với các nguồn năng lượng gây xung đột, hoặc phá nhà của các vong hồn, động chạm tới thần linh cai quản thì rất mệt.
Nếu bắt buộc muốn bỏ thì bạn nên làm lễ khấn xin chặt cây để xin phép thần linh cai quản khu vực đó cũng như các vong hồn rời khỏi cây đến tìm nơi trú ngụ khác. Sau đó thực hiện theo chặt bỏ từng phần của cây, trước hết chặt phần ngọn, tỉa cành nhỏ để chừa lại phần thân. Trước khi đốn phần gốc, nhớ quan sát các hiện tượng xảy ra trong nhà nếu có thời gian có thể đợi trong vòng 1 tuần, không có gì bất thường thì thì tiếp tục phá dỡ, nếu không có thời gian thì bạn vẫn có thể tiếp tục chặt.
Lễ cúng xin chặt cây gồm những gì
Chuẩn bị lễ cúng xin chặt hạ cây cũng rất đơn giản ai cũng làm được. Gia chủ không cần sắm lễ mặn như: cúng xin lộc làm ăn, xin đỗ thi cử tại nhà, xin sửa nhà, xin chuyển bàn thờ… mà lễ cúng xin chặt cây chỉ cần thành tâm và những vật sau:
- 01 vòng đồng,
- 02 chén đồng,
- 01 cành xoan tượng trưng,
- 01 sạp đựng lễ vật,
- 01 cột rượu;
- 01 con heo đực
- rượu cần,
- trầu cau,
- thuốc lá,
- cơm,
- gạo,
- đèn cầy,
- bông gòn…
- Các lễ vật: rượu; heo đực, trầu cau, thuốc lá,đèn cầy, cơm, gạo, đặt trên sập tre … Cạnh mâm lễ, cắm một cành xoan, rồi treo lên đó chiếc vòng đồng và một miếng bông để biểu thị sự linh thiêng nơi thần linh trú ngụ.
Lưu ý : các lễ vật được bày để thực hiện nghi lễ cách gốc cây khoảng 10m.
Hướng dẫn cách làm lễ xin chặt cây
Nghi thức làm lễ cúng chặt cây khá đơn giản, bạn có thể mượn thầy cúng để họ thay mặt làm lễ cúng thần Rừng, thần Núi, thần Sông, cầu xin các vị thần cho phép gia chủ được chặt hạ cây. Nghi thức cũng tương tự như nghi thức đốn cây của người Ê ĐÊ. Các bước thực hiện lần lượt theo thứ tự sau:
Bước 1: Xem giờ đẹp ngày đẹp
Bước 2: Chuẩn bị lễ cúng
Bước 3: Vào ngày đẹp giờ đẹp khi chuẩn bị đầy đủ lễ thì tiến hành cúng. Mở đầu khấn gọi tổ tiên, ông bà và các vị thần về chứng giám cho việc xin đốn, chặt cây của gia chủ.
Bước 4: Mang chén gạo và chén rượu trộn với huyết (máu) con vật dâng cúng đến gần gốc cây, rượu trộn huyết được bôi ở gốc cây, còn chén gạo sẽ được rải xung quanh gốc cây và đi ngược chiều kim đồng hồ.
Bước 5: Người thực hiện nghi thức ngồi vào vị trí đối diện với mâm lễ bắt đầu khấn thần. Lưu ý khấn mời các thần về hưởng lễ vật mừng cho gia chủ trước, sau đó mới bôi tiết heo lên lên lòng bàn tay trái và đeo vòng đồng vào tay phải của gia chủ.
Bước 6: Nghi lễ kết thúc, các thành viên trong gia đình, khách mời và họ hàng đến dự sẽ cùng uống rượu cần theo nghi thức Mnăm ring và ăn bữa cơm thân mật cùng gia chủ. Vào ngày hôm đó, mọi người sẽ không chặt cây ngay mà dành nguyên một ngày để vui với cây trước khi cây bị chặt hạ.
Việc chặt hạ cây sẽ tiến hành vào ngày hôm sau, và cây chỉ được chặt khi có sự đồng ý của thần linh, tức là khi rìu chặt vào gốc cây nhát đầu tiên sẽ không bị rớt ra ngoài.
Trên đây là bài viết lễ xin chặt cây do nhà thờ họ tổng hợp. Cảm ơn các bạn đã quan tâm đến bài viết này của chúng tôi. Nếu quý chủ đầu tư muốn thiết kế nhà thờ họ cũng muốn xây dựng các công trình tâm linh khác có thể liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 0977. 703. 776 hoặc hòm thư điện tử thietkenhathohodep@gmail.com các kiến trúc sư của chúng tôi sẽ tư vấn giúp bạn.
Tham khảo bài gốc ở :
Cách làm lễ xin chặt cây
source https://thietkenhathoho.com/le-xin-chat-cay/
0 nhận xét :
Đăng nhận xét