ads

Bài Văn khấn Phật Bà Quan Âm tại nhà chuẩn nhất

Quan Thế Âm Bồ Tát là hiện thân của sự từ bi, cứu rỗi chúng sinh thoát khỏi những bất hạnh, khổ đau, mang đến cho chúng sinh sự an yên trong tâm hồn. Do vậy việc thờ Quan Âm Bồ Tát tại nhà được nhiều người Việt quan tâm. Vậy việc sắm lễ, văn khấn và cách bố trí bàn thờ phật tại gia như thế nào là đúng, mời quý vị cùng theo dõi bài viết của Nhà Thờ Họ.

Phật Bà Quan âm là ai?

 

Phật Bà Quan âm là ai?

Phật Bà chính là Quán Thế Âm (nghĩa là quán chiếu, suy xét, lắng nghe âm thanh của thế gian) nhưng do tránh chữ “Thế” trong tên nhà vua thời đường là Lý Thế Dân, nên thường được gọi là Quán Âm hay Quan Âm.

Quan Âm hiện thân trong mọi hình dạng cứu độ chúng sinh, nhất là trong nạn hỏa hoạn, nước lũ, quỷ dữ và đao kiếm. Phụ nữ không con cũng thường đi cầu Quan Âm. Quan Âm cũng được nhắc tới bên cạnh Phật A-di-đà. Tại Việt Nam và Trung Quốc, Quan Âm thường được diễn tả dưới dạng nữ nhân chứ không phải là nam nhân như một số nước khác.

Trong thần thoại; văn học dân gian; hay trong kinh sách nhà Phật thì Quán Thế Âm Bồ Tát được xem là vị Bồ Tát có thần lực nhất sau Phật Tổ. Điều này có thể là do Quan Âm là vị Bồ Tát cứu độ chúng sinh và cũng là Bồ Tát đặc trưng cho tinh thần Đại thừa - giác tha của Phật giáo. Theo quan niệm Trung Hoa, Quan Âm ngự tại một trong Tứ đại danh sơn của bốn Đại Bồ Tát của Phật giáo Trung Hoa là Phổ đà sơn, miền Đông Trung Hoa.

Hiện nay, có rất nhiều huyền thoại về Bồ Tát Quan Âm. Theo một huyền thoại của Trung Hoa thì Quan Âm là con gái thứ ba của một nhà vua. Lớn lên tuy bị cha ngăn cản nhưng công chúa vẫn quyết đi tu. Cuối cùng khiến đức vua nổi giận, sai quân đem giết nàng. Khi xuống âm phủ, Diêm Vương đưa nàng vào địa ngục làm thành Tịnh độ, cứu giúp người hoạn nạn.

Sau đó, khi tích đủ đức, Diêm Vương thả nàng ra và công chúa tái sinh lại trên núi Phổ-đà và trở thành người cứu độ cho ngư dân. Khi vua cha bị bệnh nặng, nàng không ngần ngại cắt thịt đắp lên chỗ bệnh. Nhà vua khỏi bệnh vì nhớ ơn nên đã cho tạc tượng nàng. Tương truyền rằng, vì hiểu lầm ý của vua mà người thợ tạc nên bức tượng nghìn tay nghìn mắt, được lưu truyền đến ngày nay.

Hiện nay, hình ảnh Phật Bà Quan Âm được chạm khắc lên những phôi gỗ hoặc đá. Tuy nhiên, những bức tượng gỗ Phật Bà Quan Âm được rất nhiều người dân ưa chuộng và tôn thờ trong nhà, với mong muốn Phật Bà đem đến bình an, hạnh phúc cho gia đình, cũng như dặn lòng phải sống cho thanh cao, trong sáng.

Vì sao nhiều người lập bàn thờ phật bà quan âm

Vì sao nhiều người lập bàn thờ phật bà quan âm

 

Để lý giải cho câu hỏi “Vì sao nhiều người lập bàn thờ Phật Bà Quan Âm?” chúng ta cần biết: Phật Bà Quan Âm được biết đến như một vị Bồ Tát cứu nhân độ thế, do đó đa số những người thờ Quan Thế Âm bồ tát đều muốn chiêm bái người và cầu mong sự bình yên tự tại trong tâm hồn.

Ngoài ra họ cũng mong muốn được sức khỏe, may mắn, ấm no và hạnh phúc. Hiện nay, biểu tượng thờ Quan Thế Âm bồ tát tại gia được các gia chủ lựa chọn bằng nhiều chất liệu khác nhau như: tranh thờ Mẹ Quan Âm; hình thờ Phật Bà Quan Âm; tượng thờ Quan Âm Bồ Tát… Dù làm băng là chất liệu gì thì chữ tâm hướng tới Ngài và sự tu sửa thân tâm khẩu ý trong đời trời mới là điều quan trọng.

Có thể nói việc thờ tượng Phật Quan Âm trong nhà đã trở thành một nét đẹp truyền thống thể hiện con người chúng ta luôn tâm niệm hướng thiện, hướng tới những điều tốt đẹp, có niềm tin vào thần linh che chở phù hộ cho gia đình. Đồng thời giúp gia đình hướng tới những điều đúng đắn, tốt đẹp, tránh những sai phạm đáng tiếc trong cuộc sống.

Cách bố trí bàn thờ Phật trong nhà

Cách bố trí bàn thờ Phật trong nhà

 

Hiện nay, nhiều người muốn lập bàn thờ Phật Bà Quan Âm tại gia. Tuy nhiên, vẫn không biết lập như thế nào cho đúng cách. Vậy hãy cùng các chuyên gia phong thủy đi tìm lời giải đáp qua nội dung sau.

Về vị trí đặt bàn thờ phật quan âm

Bàn thờ Phật cần đặt ở nơi sạch sẽ, cao ráo, thanh tịnh và trang nghiêm, đáp ứng các yếu tố phong thủy và hướng nhà. Nếu nhà bạn là nhà lô, biệt thự cao tầng thì tốt nhất nên đặt ở tầng cao nhất. Còn gia đình chỉ có một nơi dành cho việc thờ cúng, thì bàn thờ phật quan âm phải được đặt trong cùng một không gian với bàn thờ gia tiên. Tuy nhiên, ban thờ Phật cần đặt cao hơn ít nhất là một bậc. Nên trang trí bàn thờ bằng hoa tươi có màu sắc, mùi hương nhẹ nhàng và chỉ cúng đồ chay như: hoa quả, bánh kẹo và thường xuyên lau dọn.

Đối với bát nhang và các vật phẩm thờ, gia chủ chỉ cần thờ một bát nhang trên bàn thờ, cùng những vật phẩm như: lọ hoa, ống hương, chén nước bài trí xung quanh bàn thờ sao cho cân đối hai bên bát hương. Với mâm bồng, gia chủ nên bày trí chính giữa bàn thờ, cân đối với bát hương, sau đó mới đến kỷ chén thờ.

Không đặt chung tượng phật quan âm với bất cứ tượng thờ nào khác. Điều này để thể hiện sự tôn trọng của gia chủ đối với phật quan âm. Đồng thời, tượng quan âm Bồ Tát còn là sự thuần khiết, thanh tịnh nên nếu có điều kiện nên được thờ vào không gian riêng.

Hướng đặt bàn thờ phật quan âm tốt nhất trong nhà

Bạn cần phải chọn đúng hướng để đặt bàn thờ phật quan âm theo bản mệnh của gia chủ để đem lại may mắn và tránh những vận hạn đen đủi như sau:

- Người mệnh Kim thuộc tây tứ mệnh, vì thế, nên đặt bàn thờ quay về các hướng như: Tây, tay Nam, Tây Bắc và Đông Bắc là tốt nhất.

- Người mệnh Mộc thuộc đông tứ mệnh, nên đặt theo hướng Bắc, Nam, Đông Nam và hướng Đông để đón lộc vào nhà.

- Người mệnh Hỏa cũng thuộc đông tứ mệnh. Để mọi việc suôn sẻ, sức khỏe dồi dào, bạn nên đặt theo hướng Nam, Đông, Đông Nam, Đông và Bắc.

- Người mệnh Thổ thuộc tây tứ mệnh, gia chủ nên chọn đặt hướng Tây, Tây Nam, Tây Bắc và Tây Nam để phù hợp với phong thủy của mình.

Những điều cần tránh và nên làm khi thờ phật

Dù là mệnh gì thì bàn thờ Phật Bà Quan Âm nên có chỗ dựa phía sau, không được để trống, tránh luy lay đổ vỡ, tuyệt đối không được đặt, treo tranh ảnh phật ở các khu vực như phòng ngủ, phòng bếp hay cạnh nhà vệ sinh những nơi bẩn thỉu, ẩm thấp.

Không được cuộn tranh phật quan âm vì bạn có thể sẽ bị đau đầu. Khi mắt và tay của phật trong tranh bị hỏng bạn phải sửa chữa hoặc vẽ lại. Nếu không vẽ lại như cũ thì người sống trong nhà bị mắc bệnh tương ứng với chỗ hỏng của phật.

Nên cúng đồ chay thanh tịnh như: hoa quả tươi, không được để hoa quả thối trên ban rồi mới thay. Nếu tượng phật để trong nhà lâu năm, hoặc quá cũ kỹ bạn không được vứt vào một góc nào đó, mà đợi ngày rằm, mùng 1 mang lên chùa tiễn phật quy vị và mua tượng phật mới để thay thế.

Cách sắm lễ cúng Quan Thế Âm Bồ Tát

Cách sắm lễ

Lễ chay gồm: hương, hoa tươi, trà, quả , phẩm oản, xôi chè, tiền vàng... Tùy vào mỗi người mà có những mâm cỗ cúng khác nhau.

Hạ lễ sau khi cúng Quan Thế Âm Bồ Tát

Sau khi kết thúc khấn, lễ ban thờ, đợi hết một tuần nhang có thể thắp thêm một tuần nhang nữa. Thắp nhang xong, vái 3 vái, rồi hạ sớ và tiền vàng đem ra nơi quy định để hóa vàng. Đốt sớ trước sau đó mới đốt tiền vàng. Khi hoá sớ xong mới hạ lễ dâng cúng khác xuống

Bài văn khấn Phật Bà Quan Âm

Bài văn khấn Phật Bà Quan Âm

 

Dưới đây là bài văn khấn phật bà quan âm tại nhà đơn giản. Khi đọc bài văn khấn này quý gia chủ có thể đốt hóa vàng theo.

“Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật! (Ba lạy)

– Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

– Con Nam mô Đại từ, Đại bi, tầm thinh cứu khổ cứu nạn, Linh cảm Quán Thế Âm Bồ Tát.

– Con xin kính lạy đức Viên thông Giáo chủ thùy từ chứng giám.

Tín chủ con là: …………………………………………….. Tuổi: ……………

Ngụ tại: …………………………………………………………………………….

Hôm nay là ngày …… tháng ……. năm …………………….. (Âm lịch)

Tín chủ con thành tâm đến trước Phật đài, nơi điện Cửa hoa, kính dâng phẩm vật, hương hoa kim ngân tịnh tài, ngũ thể đầu thành, nhất tâm kính lễ dưới toà sen hồng.

Cúi xin được Đại sỹ không rời bạn nguyện, theo Phật phó chúc trên cung trời Đạo lợi, chở che cứu vớt chúng con và cả gia quyến như thể mẹ hiền, phù trì con đỏ. Nhờ nước dương chi, lòng trần cầu ân thanh tịnh, thiện nguyện nêu cao. Được ánh từ quang soi tỏ, khiến cho nghiệp trần nhẹ bớt, tâm đạo khai hoa, độ cho đệ tử con cùng toàn thể gia quyến ba tháng đông, chín tháng hè luôn được sức khỏe dồi dào, phúc thọ khang ninh, lộc tài vượng tiến, công việc hanh thông, vạn sự tốt lành, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm. Cầu gì cũng được, nguyện gì cũng thành. Tín chủ con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật! (Ba lạy)”.

Hy vọng bài viết đã giúp quý gia chủ có thêm những thông tin hữu ích về cách khân Phật Bà Quan Âm tại nhà. Bài viết được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau thietkenhathoho.com rất mong quý bạn đọc đóng góp ý kiến để bài viết được hoàn thiện hơn.

Bạn cần thiết kế nhà thờ họ  hoặc các công trình liên quan đến tâm linh có thể liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 0977.703.776 hoặc hòm thư điện tử thietkenhathohodep@gmail.com Các kiến trúc sư có nhiều năm kinh nghiệm của chúng tôi sẽ giúp quý gia chủ tư vấn miễn phí.

Xem bài nguyên mẫu tại :
Bài Văn khấn Phật Bà Quan Âm tại nhà chuẩn nhất



source https://thietkenhathoho.com/van-khan-phat-ba-quan-am-tai-nha/

About nhà thờ

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.

0 nhận xét :

Đăng nhận xét