Ý Nghĩa của chuông đồng
Chuông đồng là biểu tượng gắn liền với pháp khí của nhà Phật. Nó đem đến những âm vang thanh thản và nhẹ nhàng cho mỗi phật tử. Dù ngôi chùa đó to hay nhỏ, tiếng chuông chùa vang lên như thay cho lời giảng pháp, lời gợi nhắc để mỗi phật tử quay trở về với chân tâm của mình, để giảm bớt u phiền, giảm bớt cái tham, sân, si vốn đã ẩn chứa nơi tâm thức. Từ đó, cuộc sống sẽ ngày càng trở lên hạnh phúc và an nhiên hơn.
Hướng người tu hành đến sống có ý nghĩa là chỉ tôn nơi nhà phật và chúng như được khắc sau qua mỗi nhịp chuông chùa.
Những chiếc chuông gắn liền với đời sống thường nhật của người Việt xưa. Người ta thường thấy chuông xuất hiện ở các đình, đến, miếu, chùa hay nhà thờ tổ. Chuông có cầu tạo rỗng, hình dáng tựa chiếc cốc úp ngược. Bên trong chuông được gắn một quả lắc với công dụng là giúp tiếng chuông vang xa hơn.
Các loại chuông đồng
Chuông đồng có đa dạng kích thước từ nhỏ đến lớn. Tùy thuộc vào chi phí và mục đích sử dụng mà gia chủ có thể lựa chọn mẫu chuông tương ứng. Dựa trên kích cỡ và mục đích sử dụng, người ta chia ra làm 3 loại chuông sau:
Đại Hồng Chung
Đại Hồng Chung hay còn được gọi với cái tên khác là chuông U Minh. Loại chuông này thường có kích thước và trọng lượng lớn. Và thường được sử dụng để đánh vào sáng sớm hoặc đầu hôm. Tiếng chuông như nhắc nhở con người ta hãy luôn sống thức tỉnh, sống bình an để vượt qua mọi đau khổ, bất ý trong cuộc sống.
Chuông Báo Chúng
Tên gọi khác của chuông Báo Chúng là Tiểu Chung. Chuông Báo Chúng có kích thước nhỏ hơn Đại Hồng Chung nhưng hình dáng và mẫu mã khá giống Đại Hồng Chung. Loại chuông này thường hay được treo trong các tu viện. Người ta đánh những hồi chuông thay cho lời thông báo các cuộc họp chư tăng, họp đại chúng, giờ thọ trai, giờ niệm kinh, tu tập,...
Gia Trì Chung
Chuông Gia Trì cũng được gọi là chuông Bát Đồng. Chuông Gia Trì thường được bắt gặp ở đền, chùa, miếu mạo hoặc tại gia. Ở đền, chùa hay miếu chuông Gia Trì được sử dụng trong các buổi lễ tụng niệm hay báo hiệu lệnh khi bắt đầu các buổi lễ quan trọng. Nó như hồi chuông thức tỉnh giúp mọi người trong buổi lễ thêm hòa hợp và tịnh tâm hơn. Ngoài ra, chuông Gia Trì cũng được đánh trước khi đọc kinh để báo hiệu sắp hết đoạn kinh đang đọc hoặc câu niệm Phật. Nhiều Phật tử tu tại gia cũng thường có cho mình một chiếc chuông gia trì cỡ vừa và nhỏ.
Chuông đúc thủ công bằng đồng
Đúc chuông đồng là một phần không thể thiếu trong tín ngưỡng tôn giáo thờ phụng của người Việt. Trong bất kỳ đình chùa hay miếu đền nào người ta đều bắt gặp hình ảnh những chiếc chuông. Tùy theo khuôn viên và địa điểm nơi đặt chuông mà chuông treo sẽ có kích thước to nhỏ khác nhau. Ngày nay, tại nhà từ đường hay điện thờ gia đình, người ta cũng treo những quả chuông có khối lượng từ vài kilogam đến vài chục kilogam.
Mỗi hồi chuông đồng vang lên như lời nhắc nhở, giúp chúng sanh thức tỉnh quay trở về với giây phút hiện tại. Tiếng chuông có lẽ là yếu tố quan trọng nhất của mỗi quả chuông quyết định giá trị và sự phù hợp của nó với người thưởng chuông. Một chiếc chuông trải qua quá trình đúc điêu luyện và đúng kỹ thuật phải phát ra âm chuông cao vút, vang xa mà không gây chói tai. Nhiều loại chuông còn có âm thanh tựa tiếng sáo diều bay cao xa vút. Để có được những âm thanh đạt chuẩn, người thợ đúc phải là người dày dặn kinh nghiệm, tuân thủ đầy đủ và chặt chẽ các bước trong một quy trình đúc tiêu chuẩn từ khâu tạo mẫu tới khâu cuối cùng là làm màu cho chuông.
Quy trình đúc chuông đồng
Quy trình đúc chuông đồng vốn đã tồn tại từ rất lâu. Tuy nhiên, đến nay quy trình ấy ít nhiều có những thay đổi nhất định để phù hợp với văn hóa hiện đại. Ngày nay, quy trình đúc chuông sẽ trải qua 4 bước cơ bản như sau:
Tạo mẫu
Mẫu chuông được tạo bằng đất sét trộn bông, trấu nhằm tạo độ keo kết dính lâu dài.
Nặn khuông
Đây là bước đồi hỏi người thợ phải có kinh nghiệm lâu năm để chiếc chuông được tạo nên có hoa văn tinh xảo, chuẩn thân hình quả chuông.
Lựa chọn nguyên liệu đúc
Nguyên liệu đúc chuông đồng phải được chọn lựa thật kỹ lưỡng. Vì nguyên liệu đúc sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của thành phẩm. Theo đó, người thợ đúc cần tiến hành lọc sạch nguyên liệu để đảm bảo rằng nguyên liệu không chứa tạp chất. Đồng thanh khiết thì mới mang lại âm thanh ngân vang cho chiếc chuông được đúc.
Nấu đồng đúc chuông
Đồng phải được nấu ở nhiệt độ 1200 độ C. Người thợ đúc sẽ nầu chảy hết đồng trong khoảng 10 tiếng. Sau đó, đồng sẽ được rót vào khuôn. Khuôn rót đồng vào phải được làm nóng để đảm bảo sau khi đồng được rót vào sẽ tràn đều trong khuôn.
Sửa nguội
Đây là công đoạn cuối cùng của quy trình đúc chuông đồng. Người nghệ nhân sẽ tiến hành chỉnh sửa, trạm khắc hoa văn, loại bỏ đồng muội thừa, làm bóng và làm màu để tăng giá trị thẩm mỹ cho chuông đồng.
Nếu đã một lần nghe tiếng chuông chùa, chắ hẳn quý anh/chị không thể nào quên được. Trong cái khung cảnh tĩnh mịch vốn có của chùa chiền, tiếng chuông đồng vang lên khiến tâm thức người ta bỗng khoáng đạt và thanh tịnh đến lạ thường. Qua bài viết trên đây, Thietkenhathoho.com mong rằng đã giúp quý anh/chị phần nào có những hiểu biết sâu sắc hơn về biểu tượng chuông chùa trong văn hoá tâm linh, thờ tụng của ông cha đất Việt ta.
Coi nguyên bài viết ở :
Ý Nghĩa của chuông đồng trong văn hóa tâm linh
source https://thietkenhathoho.com/y-nghia-cua-chuong-dong/
0 nhận xét :
Đăng nhận xét