Từ bao đời nay, việc cúng giỗ vẫn luôn là một nét đẹp truyền thống trong văn hóa của người dân Việt Nam. Lễ giỗ là dịp quan trọng để tri ân người đã khuất, là khi con cháu cùng tụ họp đông đủ bên mâm cỗ đầy để rồi người ở lại nhớ người ra đi.
Trong phong tục thờ cúng tổ tiên của người Việt, có 3 ngày giỗ chính là: Giỗ Đầu, Giỗ Hết và Giỗ Thường. Bài viết hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về lễ Giỗ Thường (Cát Kỵ) cũng như bài văn khấn gia tiên trong ngày giỗ này.
Ngày giỗ thường (Cát Kỵ) là gì?
Ngày Giỗ Thường hay còn có tên gọi khác là Cát Kỵ. Đây là 1 trong 3 lễ giỗ quan trọng nhất của người Việt, được đặc biệt tổ chức sau ngày người mât từ ba năm trở đi.
Nễu như Giỗ Đầu và Giỗ Hết là 2 lễ giỗ vẫn nằm trong vòng tang, khi mà thời gian 1 2 năm chưa đủ để xoa dịu những tổn thương trong lòng người còn sống thì Cát Kỵ lại mang nghĩa là Giỗ lành. Gọi là Giỗ lành vì đây không còn là dịp giỗ của những bi ai sầu thảm nữa. Trong lễ giỗ, con cháu chỉ mặc thường phục, tề tựu đông đủ để thể hiện đạo hiếu với người đã khuất, đồng thời cũng là để gắn kết tình cảm của các thành viên trong gia đình dòng họ.
Thông thường, lễ giỗ này sẽ được con cháu tổ chức đến hết đời thứ năm. Sau khoảng thời gian đó, người ta tin rằng linh hồn người quá cố đã được đầu thai chuyển kiếp nên không nhất thiết phải cúng giỗ nữa mà nạp chung vào kỳ xuân tế tại nhà thờ tộc.
Việc cũng giỗ cốt là ở tấm lòng thành kính chứ không phải là mâm cỗ lớn hay nhỏ. Vậy nên những nhà không có điều kiện thì chỉ cần bát cơm quả trứng, ba nén hương thơm là cũng đủ để giữ hiếu với tổ tiên, nhắc nhở con cháu về đạo lí: "Uống nước nhớ nguồn".
Cách sắm lễ cúng gia tiên trong ngày giỗ thường (Cát Kỵ)
Mâm cỗ ngày giỗ thường (Cát Kỵ) có thể lớn hay nhỏ tùy thuộc vào mỗi gia đình, nhưng thường bao gồm:
Mâm lễ mặn
Hoa, quả, hương, phẩm oản
Tiền, vàng, mã, giấy
Các vật dụng như quần, áo, nhà cửa, xe cộ
Hình nhân bằng giấy.
Diện giỗ này chủ yếu là để người trong gia đình dòng tộc thăm hỏi sức khỏe lẫn nhau và tưởng nhớ người đã khuất nên phạm vi không rộng như 2 dịp giỗ trước.
Cách dâng lễ Cát Kỵ
Suốt từ lúc cáo giỗ ngày Tiên Thường cho đến hết ngày hôm sau, bàn thờ lúc nào cũng có thắp hương.
Dùng thủ lợn hoặc thủ bò để thờ Thổ Công trong ngày giỗ.
Khách tới ăn giỗ có thể mang đồ lễ là vàng hương, trầu rượu, trà nến, hoa quả. Khi khách tới, con cháu phải đón đồ lễ đặt lên bàn thờ trước khi khách lễ.
Khách lễ trước bàn thờ: 4 lạy 3 vái. Gia chủ đứng đáp lễ. Lễ bàn thờ xong, khách quay vái người đáp lễ.
Sau khi bày cỗ bàn, thắp hương, gia chủ khăn áo chỉnh tề bước vào chiếu trải trước bàn thờ, chuẩn bị lễ.
Gia chủ đứng thẳng, chắp hai tay giơcao lên ngang trán, cong mình cúi xuống, đặt hai tay vẫn chắp xuống chiếu, cúi rạp đầu xuống hai tay đang chắp (thể thủ phục), cất đầu và mình thẳng lên, đồng thời co chân phải lên chiếu để sửa soạn đứng dậy, hai bàn tay vẫn chắp xuống tì vào đầu gối bên phải mà đứng lên.
Sau khi gia chủ, con cháu, bạn bè thân hữu, khách khứa khấn lễ xong. Đợi hết ba tuần hương thì gia chủ lế tạ, hóa văn khấn, hóa vàng, rồi xin lộc hạ lễ.
Cuối cùng gia chủ bày bàn, bày mâm cỗ mời họ tộc, khách khứa ăn giõ, cùng ôn lại những kỷ niệm về người đã khuất và thăm hỏi lẫn nhau.)
Văn khấn Gia tiên ngày Giỗ Thường (Cát Kỵ)
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
- Con kính lạy Đức Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
- Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần Quân.
- Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.
- Con kính lạy Tổ Tiên nội ngoại họ………………………………………………….Tín chủ (chúng) con là……………………………………………………………………
Ngụ tại………………………………………………………………………………….
Hôm nay là ngày …………… tháng ……………. Năm………………………………
Là chính ngày Cát Kỵ của…………………………………………………………………
Thiết nghĩ………………….(dài) vắng xa trần thế, không thấy âm dung.Năm qua tháng lại ngày húy lâm. Ơn võng cực xem bằng trời biển, nghĩa sinh thành không lúc nào quên. Càng nhớ công ơn gây cơ tạo nghiệp bao nhiêu, càng cảm thâm tình, không bề dãi tỏ. Ngày mai Cát Kỵ, hôm nay chúng con và toàn gia con cháu thành tâm sắm lễ, quả cau, lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án thành khẩn kính mời………………………………………………………………………
Mất ngày ……………..tháng………………….năm……………………………………..
Mộ phần táng tại…………………………………………………………………………..
Cúi xin linh thiêng giáng về linh sàng, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho con cháu an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia canht hưng long thịnh vượng.Con lại xin kính mời các vị Tổ Tiên nội ngoại, Tổ Khảo, Tổ Tỷ, Bá Thúc, Huynh Đệ, Cô Di, và toàn thể các Hương linh gia tiên đồng lai hâm hưởng.
Tín chủ con lại xin kính mời ngài Thổ Công, Táo Quân và chư vị Linh thần đồng lai giám cách thượng hưởng.
Tín chủ lại mời các vị vong linh Tiền chủ, Hậu chủ nhà này, đất này cùng tới hâm hưởng.
Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Trên đây là những chia sẻ về cách chuẩn bị lễ cúng và bài văn khấn gia tiên ngày giỗ thường Cát Kỵ, hi vọng quý bạn đọc của thietkenhathoho.com đã trang bị được cho mình những thông tin cần thiết để chuẩn bị một mâm cỗ tỏ lòng thành kính với tổ tiên!
Coi bài nguyên văn tại :
Văn khấn gia tiên ngày giỗ thường (cát kỵ)
source https://thietkenhathoho.com/van-khan-gia-tien-ngay-gio-thuong-cat-ky/
0 nhận xét :
Đăng nhận xét